Giao dịch cà phê trầm lắng trước kỳ vọng được mùa giảm giá
Giao dịch cà phê đang chậm lại ở Việt Nam, nhà sản xuất cà phê Robusta hàng đầu thế giới, do triển vọng được mùa và những thay đổi đối với hợp đồng tương lai trên thị trường London trong năm tới sẽ giúp giảm giá nhiều hơn cho người mua.
Theo các thương nhân tham dự Hội nghị Cà phê châu Á tại TP.HCM hồi tuần trước, các nhà rang xay và thương lái đã tạm trì hoãn việc mua bán do kỳ vọng mùa vụ tốt sẽ giúp giảm giá. Đồng thời, những thay đổi đối với hợp đồng robusta của ICE Futures Europe (sàn giao dịch hàng hóa ở London) vào tháng 7 năm tới dự kiến sẽ mở rộng mức chiết khấu hạt cà phê tươi ở Việt Nam so với hợp đồng tương lai.
Judy Ganes-Chase, Chủ tịch của J. Ganes Consulting LLC, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg tuần trước: "Họ có lý do để trì hoãn việc mua hàng và đi đến tận nguồn để mua. Đặc biệt nếu họ tự tin rằng nguồn cung là dồi dào”.
Thu hoạch cà phê Robusta của Việt Nam có lẽ sẽ tăng 16% lên 28,8 triệu bao trong mùa vụ bắt đầu vào tháng 10 khi sản lượng tăng trở lại. Năm ngoái, mưa làm ảnh hưởng đến sản lượng trong mùa thu hoạch. Eric Llull, Giám đốc Nghiên cứu cà phê tại Công ty tại Geneva, Thụy Sĩ, cho biết sản lượng cà phê ở Brazil vào năm tới dự kiến sẽ bổ sung nguồn cung và giúp chuyển đổi thị trường toàn cầu sang thặng dư.
Thị trường cũng đang chuẩn bị đón nhận những thay đổi trên thị trường London. Quy định mới này yêu cầu các thương nhân mang cà phê từ các nước sản xuất đến các kho dự trữ của sàn ICE sẽ phải trả tiền để lấy hạt cà phê từ kho hàng ra, cũng như tiền thuê kho cho đến khi kết thúc thời kỳ giao hàng. Giá các hợp đồng tương lai cũng tăng lên, thể hiện trong chênh lệch tăng lên giữa hợp đồng giao tháng 7 và các hợp đồng tương lai kỳ hạn sớm hơn.
Thực tế chênh lệch giữa các hợp đồng cũng đã tăng lên từ trước đó, khi mức chiết khấu giữa hợp đồng tháng 5 và hợp đồng tháng 7 tăng hơn 50% trong ba tuần qua. Sự thay đổi về quy định cũng sẽ dẫn đến sự chiết khấu lớn hơn giữa thị trường hạt cà phê vật chất ở Việt Nam so với giá của các trung tâm giao dịch.
Chênh lệch giá giữa các hợp đồng tương lai cà phê tăng lên do những thay đôi của sàn của sàn ICE London. Ảnh: Bloomberg |
Stephan Loots, Giám đốc Bộ phận Cà phê và Ca cao thuộc Tập đoàn Sopex ở Antwerp, Bỉ, cho biết: "Ai sẽ phải trả phần chi phí tăng thêm này? Đó là một chi phí tăng thêm, có nghĩa là thương nhân sẽ mua rẻ hơn ở tận nguồn".
Tác động từ hàng tồn kho
Đối với thương lái, chi phí cao hơn có thể có nghĩa là họ sẽ không kiếm được nhiều tiền từ việc kinh doanh chêch lệch - chiến lược mua vào và bán ra để kiếm lời. Loots cho biết điều đó có thể sẽ dẫn đến sự sụt giảm tồn kho cho các hợp đồng tương lai.
Một số thương nhân tại hội nghị tuần trước đã lo ngại về nguy cơ hàng tồn kho suy giảm. Một số khác cho rằng, giá một số hợp đồng tương lai thời hạn giao hàng sớm hơn có thể sẽ tăng lên để thu hút nguồn cung cấp cho các kho nếu nhu cầu ở quốc gia tiêu thụ tăng thêm. Giá cà phê có thể không giảm thêm nếu các chủ nhà kho chịu một phần chi phí đưa hàng ra khỏi kho để duy trì kinh doanh.
Cà phê Robusta và cà phê arabica tương lai là 2 trong số các mặt hàng chính yếu của năm nay có diễn biến giá cả ảm đạm nhất theo dữ liệu của Bloomberg. Nguồn cung cà phê toàn cầu được dự báo sẽ vượt mức cầu 5,5 triệu bao trong năm 2018-19, giúp đảo chiều tình trạng thiếu hụt 3,1 triệu tấn trong năm nay, theo dự báo của ETG.
Hạt cà phê chất lượng cao đến từ Việt Nam cũng là một yếu tố làm yên lòng các nhà rang xay, những người luôn muốn đảm bảo nguồn cung chất lượng tốt trong mùa giải vừa qua.
Ông Nguyễn Chí Cường, Tổng Giám đốc của NC Group, công ty kinh doanh cà phê, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg tại TP.HCM, hiện các nhà rang xay: "Không vội mua. Nguồn cung từ vụ mùa tới ở Brazil sẽ tốt và Việt Nam cũng thế, do đó họ có thể quyết định mua sau".
Nguồn Bloomberg