Giải thể công ty chứng khoán, pháp lý đã mở
Những công ty chứng khoán đang phải “thụ án” nặng như: 3 công ty chứng khoán bị đình chỉ hoạt động, 11 công ty chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt, 4 công ty chứng khoán bị rút nghiệp vụ môi giới… đang đứng trước nguy cơ xóa tên. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng công khai ý định giải thể như Công ty cổ phần chứng khoán Âu Việt AVS.
Ông Đoàn Đức Vịnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị AVS cho biết, "AVS không có duyên với lĩnh vực chứng khoán. Việc giải thể là lựa chọn không tồi và chúng tôi không hề hối tiếc". Chủ tịch AVS còn cho biết, AVS đã gửi công văn thông báo ý định giải thể lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Dự kiến, ngày 20/3, sau khi được Đại hội cổ đông thường niên năm 2013 thông qua, AVS sẽ trình phương án giải thể lên Ủy ban.
Khi được hỏi việc giải thể AVS có khả thi, ông Vịnh cho rằng, AVS sẽ giải thể thành công. Lý do là bởi công ty hiện có tới 85% cổ phiếu do cổ đông nội bộ nắm giữ và họ đã thống nhất ý định giải thể. Mặt khác, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã nhiều lần phát đi thông điệp sẵn sàng tạo thuận lợi cho các công ty chứng khoán giải thể, mua bán, sáp nhập, trong bối cảnh tái cơ cấu công ty chứng khoán đang diễn ra mạnh mẽ.
Pháp lý đã thông
Nhìn ở góc độ quy định pháp lý, nỗ lực giải thể của AVS và sắp tới có thể là những công ty chứng khoán khác bắt đầu được tiếp sức, khi pháp luật lần đầu tiên đưa ra quy định chi tiết về trình tự, thủ tục giải thể công ty chứng khoán. Điều này được quy định cụ thể tại Thông tư 210/2012/TT-BTC, thay thế Quyết định 27/2007/QĐ-BTC hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, có hiệu lực từ 15/1/2013.
Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho hay, với những trường hợp công ty chứng khoán tự nguyện giải thể như AVS, nếu tình hình tài chính lành mạnh, hoàn tất việc tất toán tài khoản của khách hàng, đồng thời không phát sinh khiếu nại về tranh chấp tài sản…, thì việc giải thể khá thuận lợi.
Khi nhận được phương án giải thể mà Đại hội cổ đông của AVS thông qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ hướng dẫn AVS thực hiện các quy định pháp lý, để đảm bảo việc giải thể diễn ra đúng luật và khẩn trương. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẵn sàng tạo thuận lợi cho các công ty chứng khoán trong quá trình giải thể, mua bán, sáp nhập…, vì chính quyền lợi của các công ty chứng khoán, cũng như vì sự lành mạnh của thị trường chứng khoán.
Nếu như Quyết định 27 quy định sơ sài về giải thể CTCK, thì điều này đã được khắc phục tại Thông tư 210.Tiếp đó, công ty chứng khoán phải lập phương án xử lý tài khoản của khách hàng trình Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho ý kiến. Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty chứng khoán phải đóng hoặc chuyển khoản (bao gồm cả tiền và chứng khoán) theo yêu cầu của khách hàng…Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả tất toán tài khoản của công ty chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản gửi công ty chứng khoán yêu cầu công ty và các bên có liên quan thực hiện thủ tục giải thể.Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất việc giải thể, công ty chứng khoán, người đại diện pháp luật của công ty chứng khoán phải gửi bản gốc Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, cùng hồ sơ có liên quan đến việc giải thể đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động... |
Nguồn Đầu tư chứng khoán