Ngân hàng Goldman Sachs đã nâng mức kỳ vọng về giá vàng lên 2.150 USD/ounce. Ảnh: TL.

 
Minh Anh Thứ Ba | 08/03/2022 10:02

Giá vàng thế giới được dự báo lên 2.150 USD/ounce

Giá vàng thế giới đã vượt mốc 2.000USD/ouce, và được dự báo lên lên 2.150 USD/ounce. Trong khi giá vàng trong nước đã liên tiếp lập đỉnh lịch sử.

Giá vàng thế giới theo chiến sự Nga-Ukraine

Tình hình căng thẳng ở Ukraine tiếp tục chi phối biến động của thị trường vàng trong ngày đầu tuần. Nhu cầu trú ẩn tăng cao đã đẩy giá vàng thế giới vượt mốc 2.000 USD/ ounce trong phiên giao dịch chiều tối ngày 7/3 (giờ Việt Nam).

Đây là mức cao nhất trong vòng 1,5 năm qua. Mức cao nhất mọi thời đại của giá vàng tương lai trên sàn Comex được thiết lập vào tháng 8/2020 ở mức 2.063 USD. Chốt phiên giao dịch, giá vàng kỳ hạn tháng 4 tăng 19,9 USD ở mức 1.986,40 USD. Vàng giao ngay giao dịch lần cuối ở mức 1.998,6 USD/ ounce, tăng 18,5 USD/ ounce so với đầu phiên giao dịch. 

Giá vàng trên thị trường quốc tế biến động mạnh sau cú tăng vọt trong phiên đầu tuần sau khi quốc hội Mỹ tính cấm nhập khẩu dầu khí từ Nga và Moscow cũng có phương án khiến châu Âu giá lạnh. 

Trong ngày đầu tuần, vàng trải qua một phiên tăng mạnh hiếm có khi mà giới đầu tư phản ứng mạnh với tin xấu từ cuộc chiến Nga- Ukraine. Theo đó, Quốc hội Mỹ đang bàn thảo một dự luật cấm nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga và Nga có thể gián đoạn nguồn cung dầu lửa khí đốt sang EU và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ảnh: TL.
Căng thẳng Nga- Ukraine không chỉ tác động đến nhu cầu mua trú ẩn, mà quan trọng hơn, nó còn ảnh hưởng đến lạm phát, tăng trưởng và dự báo nâng lãi suất của các ngân hàng trung ương. Ảnh: TL.

Chiến sự Nga- Ukraine căng thẳng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đàm phán về vấn đề hạt nhân của Iran bị vướng mắc khi Nga và Trung Quốc đưa ra thêm yêu cầu. Kỳ vọng dầu của Iran cung ứng vào thị trường, bù đắp phần nào dầu lửa thiếu từ Nga cũng đã tiêu tan.

Vàng tăng mạnh không chỉ do giới đầu tư tìm nơi ẩn náu ở mặt hàng kim loại này, mà còn do mặt hàng có quan hệ mật thiết với vàng là dầu tăng dựng đứng. Ngay khi mở cửa phiên đầu tuần mới, giá dầu thô có lúc tăng gần 20% trong vài phút lên gần ngưỡng 140 USD.

Đại diện Saxo Bank trả lời trên Reuters, căng thẳng không chỉ tác động đến nhu cầu mua trú ẩn, mà quan trọng hơn, nó còn ảnh hưởng đến lạm phát, tăng trưởng và dự báo nâng lãi suất của các ngân hàng trung ương.

Trong nước liên tục lập đỉnh

Giá vàng trong nước thời gian gần đây liên tục lập đỉnh, đạt những mức chưa từng có trong lịch sử ở cả chiều thu mua và chiều bán ra. Sáng 8/3, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, chạm mốc 74 triệu đồng/lượng. 

Sáng nay, giá vàng SJC tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn là 71,70-73,50 triệu đồng/lượng, tăng 3,7 triệu đồng mua vào và 4,2 triệu đồng bán ra so với cùng thời điểm phiên trước.

Trong khi đó, giá vàng SJC trên hệ thống PNJ cao hơn khi tăng vọt lên 70,90-74,00 triệu đồng/lượng. Trước đó, cuối chiều 7/3, giá vàng SJC tại hệ thống PNJ đã vượt 74 triệu đồng/lượng khi được niêm yết 71,25-74,15 triệu mua vào và bán ra. Đây là kỷ lục mới của giá vàng trong nước. Vàng còn được dự báo tăng khi các tổ chức lớn đẩy mạnh mua vàng. Ngân hàng Trung ương Nga cũng nối lại hoạt động mua vàng chính thức sau hai năm gián đoạn.

Ảnh: TL.
 Kịch bản gía vàng tăng đúng theo dự báo của các chuyên gia vào 12 năm ngoái ở ngưỡng 2.000 USD/ounce. Ảnh: TL.

Theo khảo sát trên Kito, giá vàng chắc chắn tăng mạnh trong tuần này. Kịch bản giá vàng tăng đúng theo dự báo của các chuyên gia vào 12 năm ngoái ở ngưỡng 2.000 USD/ounce. Tuy nhiên, vàng vẫn được dự báo sẽ còn tăng giá cho dù Mỹ có tăng lãi suất. Cuộc chiến ở Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại và giá vàng vẫn tiếp tục mạnh.

Gần đây, Ngân hàng Goldman Sachs đã nâng mức kỳ vọng về giá vàng lên 2.150 USD/ounce. Chiến sự ở Ukraina sẽ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu khi giá năng lượng cao hơn và vàng được xem là hàng rào chống lại các lệnh trừng phạt của Nga.

Có thể bạn quan tâm:

Thiếu khí ở châu Âu, ngành nào được hưởng lợi nhiều nhất?