Xu hướng tăng giá của vàng vẫn được ủng hộ khi các nhà giao dịch và nhà đầu tư tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa lạm phát trong các tài sản cứng. Ảnh: TL.
Giá vàng tăng mạnh vì lo ngại lạm phát kéo dài
Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh dù đà tăng trên thế giới đang chững lại.
Vàng miếng SJC đã tăng thêm 600.000 đồng/lượng. Riêng vàng nhẫn SJC loại 1 - 2 chỉ tăng thêm 50.000 đồng so với hôm qua, với giá mua vào 52,5 triệu đồng/lượng và bán ra 53,2 triệu đồng/lượng, so với ngày hôm trước. Mỗi lượng vàng nhẫn SJC đang thấp hơn vàng miếng cùng thương hiệu 7 triệu đồng và đây là mức chênh lệch cao nhất từ đầu năm đến nay.
Cũng tăng thêm 100 nghìn đồng hai chiều, giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội cũng chính thức thiết lập mốc 60 triệu khi được niêm yết 59,50- 60,00 triệu đồng/lượng. Cùng xu hướng, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng tăng 30 nghìn đồng hai chiều lên 52,59- 53,24 triệu đồng/lượng.
Thị trường chứng khoán toàn cầu phiên hôm qua đi ngang. Các chỉ số chứng khoán của Mỹ đã bình tĩnh hơn sau phiên giảm mạnh. Trọng tâm của thị trường hiện nay là tỷ lệ lạm phát giá tăng cao và thậm chí ngày càng trở thành vấn đề trên toàn cầu.
Hai báo cáo lạm phát của Mỹ trong tuần này cho thấy chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng đều tăng nóng, trong đó chỉ số lạm phát giá tiêu dùng tăng cao nhất 30 năm. Ảnh: TL. |
Hai báo cáo lạm phát của Mỹ trong tuần này cho thấy chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng đều tăng nóng, trong đó chỉ số lạm phát giá tiêu dùng tăng cao nhất 30 năm. Hiện ngày càng có nhiều quan điểm rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ buộc phải tăng lãi suất sớm hơn nhiều so với dự kiến đề xuất gần đây.
Tại Châu Âu, thông tin kinh tế mới nhất cho thấy, khu vực đồng Euro dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 là 5,0%, tăng 4,3% vào năm 2022 và tăng trưởng 2,4% vào năm 2023. Khu vực đồng Euro cũng dự báo lạm phát năm 2021 tăng 2,4%, tăng 2,2% vào năm 2022 và tăng 1,4% vào năm 2023. Các dự báo lạm phát thấp hơn so với công bố gần đây.
Thị trường tiếp tục đà lên?
Đầu ngày, giá vàng thế giới tiếp đà tăng mạnh lên 1.860,3 USD/ounce, cộng hơn 10 USD so với sáng hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank, giá vàng thế giới tương đương 1 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí). Như vậy hiện vàng miếng SJC vẫn đang cao hơn thế giới gần triệu đồng/lượng.
Kim loại quý thế giới tăng mạnh bất chấp đồng USD nhảy vọt sau khi chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 10 của Mỹ lên cao ngoài dự đoán. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng tăng mạnh lên 1,57%.
Kim loại quý thế giới tăng mạnh bất chấp đồng USD nhảy vọt sau khi chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 10 của Mỹ lên cao ngoài dự đoán. Ảnh: TL. |
Theo các phân tích kỹ thuật, giá vàng có thể bứt phá lên 1.917 USD/ounce. Nhu cầu vàng vật chất được dự báo sẽ tăng lên ở Ấn Độ và Trung Quốc vào dịp cuối năm có thể hỗ trợ cho giá vàng. Theo GlobalData, sản lượng vàng ở Trung Quốc, quốc gia sản xuất và tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ tăng 4,7% vào năm 2021, so với mức giảm 3,9% được báo cáo vào năm 2020...
Xu hướng tăng giá của vàng vẫn được ủng hộ khi các nhà giao dịch và nhà đầu tư tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa lạm phát trong các tài sản cứng. Các ngưỡng giá đều được nâng cao hơn. Mục tiêu tăng giá tiếp theo là tạo ra mức đóng cửa trên mức kháng cự vững chắc 1.900 USD. Mục tiêu giá giảm trong ngắn hạn tiếp theo đẩy giá vàng xuống dưới hỗ trợ kỹ thuật vững chắc 1.800 USD/ounce.