Thứ Hai | 31/03/2014 07:48

Giá trị thật của vàng và bài học từ sự giảm giá

Việc giá vàng tăng hay giảm đều phản ánh tất cả những sai lầm thông thường mà một nhà đầu tư nhạy cảm mắc phải.
Hãy xem biểu đồ dưới đây của Catherine Mulbrandon, điều hành trang web Visualizing Economics – chuyên cung cấp các biểu đồ dữ liệu kinh tế.

Giá trị thật của vàng (được điều chỉnh theo lạm phát của đồng USD năm2013)
Giá trị thật của vàng (được điều chỉnh theo lạm phát của đồng USD năm2013)


Tháng 6/2013, cùng với phiên bản trước của biểu đồ này – được điều chỉnh theo lạm phát của đồng USD năm 2012 –bà Mulbrandon đã lưu ý rằng: “Giá vàng hàng năm tăng mạnh lên trên 1.700 USD hai lần kể từ khi Mỹ bỏ tiêu chuẩn vàng vào năm 1980 và 2012. Bước vào năm 1792, Xưởng đúc tiền của Mỹ đưa vàng và bạc vào sử dụng trên thị trường tiền tệ cùng với USD. Năm 1900, Mỹ áp dụng tiêu chuẩn vàng (USD có thể được chuyển đổi sang vàng). Trong suốt thời gian này, không tính thời điểm xảy ra các cuộc khủng hoảng tiền tệ, giá vàng trên thị trường bằng với giá vàng chính thức do chính phủ Mỹ đề ra. Vào những năm 1970, cuối cùng Mỹ bỏ tiêu chuẩn vàng và cho phép thả nổi tự do USD trên thị trường tiền tệ quốc tế”.

Nói về sự tụt giá của vàng, trong bài “10 Reasons the Gold Bugs Lost Their Shirts” đăng trên Bloomberg View vào ngày 8/1/2014, Barry Ritholtz, người sáng lập quỹ Ritholtz Wealth Management, viết:

“Vàng thực sự đã có một “hành trình” rất ngoạn mục. 10 năm trước, giá vàng dưới mức 500 USD/ ounce, sau đó tăng hơn 400%, vọt lên 1.900 USD/ounce vào năm 2011. Giá vàng chạm đỉnh ở 1,921.15 USD/ounce vào ngày 6/9/2011. Tuy nhiên, sau đó vàng lại tụt dốc thảm hại. Giá vàng giảm 38% và gần đây giảm xuống dưới 1.200 USD. Trong phiên đóng cửa giao dịch của ngày 7/1/2014, giá vàng là 1.241USD.

Khi được sử dụng đúng cách, vàng sẽ là một công cụ đầu tư rất có giá trị. Có thời điểm vàng sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho danh mục đầu tư như trong những năm 2000. Có thời điểm giao dịch vàng lại là một hoạt động đầu cơ rất nguy hiểm như trong những năm 2010. Tất nhiên, cũng có những thời điểm, vàng là thứ kim loại vô tích sự, chẳng mang lại chút lợi lộc nào và trở thành gánh nặng đối với danh mục đầu tư như trong những năm 1980 và 1990.

Mở đầu năm 2011, giá vàng xấp xỉ 1.405 USD và kết thúc năm ở xấp xỉ 1.540 USD. Trong năm 2011, giá vàng chạm đỉnh trên 1.900 USD. Nếu không có gì thay đổi trong tương lai gần thì đây có lẽ là đỉnh giá cao nhất trong chu kỳ dài hạn này của vàng.

Cách đây không lâu, giới chuyên gia phân tích kim loại thi nhau đưa ra dự báo giá vàng mục tiêu cao chưa từng thấy ở mức 2.500 USD/ ounce. Sau đó, họ nâng lên 5.000 USD rồi tăng tiếp lên đến tận 10.000 USD. Các nhà đầu tư, cơ sở và tổ chức tài chính nhanh chóng đổ xô đi mua vàng mà không hề quan tâm đến giá cả tại thời điểm đó.

Đến năm 2013, lần đầu tiên trong 13 năm, giá vàng ở mức tiêu cực.

Cũng giống như tất cả các chúng cuồng khác, người mắc chứng điên cuồng vì vàng có kết cục vô cùng thảm hại. Một số “fan cuồng” của vàng có thể cho rằng, chu kỳ này vẫn chưa kết thúc. Có thể họ đúng. Tuy nhiên, với bất kì loại tài sản nào mà giá trị giảm xuống gần 40% chỉ trong 2 năm thì đúng là rất đáng phải nghiên cứu và tìm hiểu.Vậy, giới đầu tư rút ra bài học gì từ “hành trình tụt dốc” của giá vàng?”

Dưới đây là 10 bài học mà ông Ritholtz đã tự rút ra. Một vài điều có liên quan cụ thể đến vàng nhưng những khái niệm rộng hơn có thể áp dụng cho các kênh đầu tư khác.

1. Hãy cần thận với những câu chuyện tường thuật.

Trên Phố Wall và ngay cả đối với vàng, những câu chuyện tường thuật về thị trường luôn là phần quan trọng trong quá trình buôn bán. Đại loại như, USD tăng lên mức giá cao nhất trong 3 năm bất chấp chính phủ nới lỏng gói định lượng. Câu chuyện tường thuật kết thúc mà không hề đề cập đến lạm phát.

Có thể thấy, các câu chuyện tường thuật về thị trường, dù thất bại hay không, đều khiến nhà đầu tư cảm thấy yên tâm về một khía cạnh nào đó ngay cả khi các dữ liệu phản ánh điều ngược lại.

2. Hãy ghi lại những sản phẩm đầu tư mới.

Một trong những thay đổi cơ bản trong chu kỳ này của vàng là việc hình thành nên rất nhiều sản phẩm đầu tư mới có liên quan đến vàng, như quỹ đầu tư vàng (GLD). GLD mở ra cơ hội đầu tư vàng cho mọi người dân mà không cần đăng ký tài khoản kỳ hạn. Hay như các quỹ đầu tư chỉ sở hữu vàng vật chất. Các quỹ này được thành lập để thu hút những nhà đầu tư thiếu tin tưởng vào hệ thống tài chính.

3. Mọi thứ cuối cùng đều chỉ khiến bạn thất vọng.

Bạn không thể tồn tại lâu trên thị trường và phát triển gắn liền với bất kỳ thứ gì vì cuối cùng, mọi thứ đều sẽ khiến bạn thất vọng. Giá vàng tăng cũng chỉ để đến lúc lại bị “dìm” xuống trong những đợt bán tháo lớn cứ lặp đi lặp lại trong những năm 1915 -20, 1941, 1947, 1951- 66, 1974-76, 1981, 1983-85, 1987-2000 và 2008.

4. Đòn bẩy luôn luôn nguy hiểm.

Lịch sử dạy chúng ta rằng, bất kỳ khoản đầu tư nào được mua bán thông qua tín dụng sẽ luôn gặp phải rủi ro về lệnh gọi ký quỹ. Dù là chứng khoán hay trái phiếu thế chấp tài sản dưới chuẩn (CDO) thì đòn bẩy cuối cùng sẽ dẫn đến việc bán tháo. Đối với các kim loại quý cũng vậy.

5. Luôn nắm bắt được tình huống.

Đối với các nhà đầu tư, nắm bắt tình huống có nghĩa là không quá tập trung vào một thời điểm và phải hiểu tính liên tục của thời gian. Thay vì chỉ nghĩ về một sự kiện tại một thời điểm nhất định như trong bức ảnh thì bạn hãy xem xét chuỗi các tình huống liên tiếp giống như trong video. Như vậy, bạn sẽ có cái nhìn toàn cảnh và bao quát hơn về thị trường.

6. Mối nguy hiểm của giao dịch một chiều.

Khi được hỏi: “Điều gì sẽ khiến bạn từ bỏ nắm giữ tài sản lớn nhất hiện tại của bạn? Sự thật hay tình huống nào sẽ buộc bạn phải thay đổi quan điểm và bán nắm giữ đó đi?”, nhiều nhà đầu tư vàng trả lời “Không gì cả” và “Tôi sẽ gắn bó với vàng”. Họ không thể nhận ra điều có thể khiến họ giảm sự “thèm khát” cũng như nắm giữ vàng.

Đây là một quan điểm rất nguy hiểm đối với bất kỳ hoạt động đầu tư nào. Cho dù câu chuyện tường thuật về vàng thuyết phục đến đâu thì các nhà đầu tư cũng nên vạch ra chiến lược rút lui. Điều này thực sự quan trọng đối với những nhà đầu tư theo cảm tính và phụ thuộc quá lớn vào các câu chuyện tường thuật trên thị trường.

7. Giá cả luôn chứa những điều bất ngờ

Một trong những sự khác biệt giữa thương nhân chuyên nghiệp với nghiệp dư là việc nhận ra giá cả chứa đựng điều gì. Vào thời điểm những tin đồn, câu chuyện tường thuật và tin tức nổi bật đến tai các nhà đầu tư thì ảnh hưởng của chúng đã được phản ánh trên thị trường. Dự báo rằng, tin tức tiêu điểm đó có thể trở thành chất xúc tác đối với giá cả, luôn là điều gây ngạc nhiên.

Bạn có thể chẳng lạ gì nếu việc dự trữ vàng của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tăng lên sẽ ảnh hưởng đến giá vàng. Nhưng với tin tức rằng, mùa cưới ở Ấn Độ có thể đẩy giá vàng lên cao sẽ khiến bạn phải tròn mắt ngạc nhiên nếu bạn chưa biết đến truyền thống cưới xin của nước này.

8. Vàng không có yếu tố cơ bản.

Để xác định tình trạng của nền kinh tế, các chuyên gia có thể dựa trên lãi suất, GDP, thu nhập doanh nghiệp, nợ , thất nghiệp, lạm phát, giá trị của USD và một số yếu tố khác.

Tuy nhiên, sự thật là, giá trị của tất cả những tài sản có thể giao dịch, bao gồm vàng, chính là cái giá mà người tiếp theo sẵn sàng đưa ra để mua chúng. Với hàng hóa, điều này thậm chí còn đúng hơn vì hàng hóa thiếu thước đo tiêu chuẩn để xác định mức giá đắt hay rẻ.

9. Câu chuyện tận thế và âm mưu chống lại vàng.

So với các kênh đầu tư khác, vàng dường như có liên quan nhiều hơn đến sự sụp đổ của xã hội trong tương lai. Mọi vấn đề tiềm ẩn đều sẽ được thổi bùng lên trong ngày tận thế. Đồng tiền pháp định dẫn đến sự sụp đổ trên thế giới do sự biến động của USD và siêu lạm phát. Tất cả các loại tiền giấy đều vô giá trị nên tốt nhất là bạn hãy tích trữ ít vàng nếu muốn nuôi sống gia đình.

Vàng được giao dịch trên thị trường với nỗi sợ hãi và không trung thực trong khi đó, các sản phẩm chứng khoán được giao dịch thông qua sự hy vọng và không trung thực.

Có một số âm mưu chống lại vàng. Các ngân trung ương đang thao túng giá cả thị trường, Cục Thống kê lao động che giấu dữ liệu về lạm phát.

Trong khi đó, nhìn lại phía sau, USD đã mất giá 41% từ năm 2001 đến năm 2008, lạm phát tăng cao trong những năm 2000 và tăng vừa phải sau cuộc khủng hoảng.

10. Tấn công chủ nghĩa hoài nghi.

Trong chu kỳ vàng, tấn công những người dám liều lĩnh thách thức câu chuyện tường thuật về vàng chính là công kích cá nhân. Khi bị thách thức niềm tin với vàng, và thay vì phản biện dựa trên kinh nghiệm và dữ liệu thì những người “cuồng vàng” sẽ phản ứng với lời lẽ rất thâm độc. Phản ứng trước lập luận hợp lý sẽ tiết lộ một điều gì đó. Giống như dòng bình luận về một số loại đá quý trên ZeroHedge.com cho biết, một vụ đầu tư sẽ thất bại nếu thiếu ý tưởng.

Nguồn Dân Việt/ Bloomberg view


Sự kiện