Thứ Sáu | 06/04/2012 07:06

Giá thực phẩm toàn cầu đang tăng mạnh, gia tăng áp lực lạm phát

Giá thực phẩm tăng tháng thứ 3 liên tiếp do tác động tăng giá ngũ cốc và dầu thực vật, đang gia tăng thêm áp lực lạm phát
Giálương thực toàn cầu đã tăng tháng ba tháng liên tiếp với mức tăng vọt trong tháng thứ ba , cơ quan lương thực của Liên Hợp Quốccho biết hôm thứ năm, làm tăng sự lo ngại về nạn đói và làn sóng bất ổn mới tại các các nước nghèo.Giá thực phẩm cao kỷ lục năm ngoái vốn đã là yếu tố quan trọng làm bùng lên phong trào mùa xuân Arab tại Bắc Phi vàTrung Đông.

Giá thực phẩm hiện đã tăng trở lại sau khi giảm từ mức cao kỷ lục hồi tháng 2/2011.


"Cuộc khủng hoảng lương thực vẫn chưa ra đi từ hồi đó", Emilia Casella, phát ngôn viên Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc cho biết. "Giá (lương thực) vẫ là mối lo ngại lớn và nguyên nhân làm người dân vẫn chưa có an ninh lương thực"

Nguồn: FAO statistics
Nguồn: FAO statistics

Ông Abdolreza Abbassian, chuyên gia kinh tế cao cấp, đồng thời là chuyên viên phân tích thị trường ngũ cốc của FAO nhận xét giá cả sẽ biến động mạnh do ảnh hưởng của thời tiết tại các nước sảnxuất chính, nhưng sẽ tiếp tục giảm trong nửa cuối 2012do niên vụ mới giãn bớt căng thẳng trên thị trường.

Giá dầu dẫn dắt

Giá dầu cao mang đến áp lực lạm phát từ đầu năm. Giátiêu dùng tháng 3 tại 17 nước sử dụng euro tăng 2,6%so với tháng 3/2011, bất chấp tình trạng kinh tế trìtrệ của khu vực.

Nick Higgins, chuyên gia phân tích hàng hóa của Rabobank International nhận xét: Chỉ số giá lương thực có tương quan cao với giá dầu, khi giá dâu tăng cao, giá lương thực khó mà không tăng theo.

Giá năng lượng gây ảnh hưởng đến giá phân bón, chi phí sử dụng máy móc nông nghiệp và giá thành khâu phân phối lương thực.

Báo cáo được chính phủ Mỹ đưa ra thứ Sáu tuần trước với những con số ướctính thấp hơn dự báo về lượng lương thực dự trữ càng làm tăng thêm lo ngại vềnguồn cung trên toàn cầu, đồng thời khiến giá các hợp đồng ngũ cốc từ Mỹ vàchâu Âu phục hồi.

Nick Higgins cũng nhận xét chỉ số giá lương thực giảm trong quý 4/2011 là sự bất thường, liên quan đến việc bán ra do lo ngại tình hình kinh tế vĩ mô của châu Âu, chứ không phải sự vận động thông thường của thị trường nông nghiêp.

Nguồn DVT


Sự kiện