Trade smart

 
Bá Ước Thứ Sáu | 05/01/2018 08:35

Giá hàng hóa thế giới tăng mạnh do hoạt động sản xuất bùng nổ

Holger Schmieding, chuyên gia kinh tế tại Berenberg Bank ở London cho biết: “Hiếm khi nào triển vọng cho năm mới lại đáng khích lệ như năm nay”.

Bloomberg nhận định hoạt động sản xuất hiện đang là  mạnh mẽ nhất kể từ hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang dần thoát thặng dư hàng hóa, đẩy giá hàng hóa lên mức cao nhất trong ba năm khi các nhà đầu tư với đổ tiên mua tất cả mọi thứ từ dầu cho tới đồng.

Holger Schmieding, chuyên gia kinh tế tại Berenberg Bank ở London cho biết: “Hiếm khi nào triển vọng cho năm mới lại đáng khích lệ như năm nay”.

Với các nhà máy trên thế giới đang hoạt động hết công suất, nhu cầu nguyên liệu đang tăng nhanh. Chỉ số Bloomberg Commodities Spot, theo dõi giá 22 nguyên liệu thô, đã tăng lên mức cao kể từ tháng 12.2014 vào thứ 5. Chỉ số này đã tăng 14 ngày liên tiếp.

Đối với nền kinh tế toàn cầu, việc giá hàng hóa tăng mạnh đã đặt ra trong câu hỏi hóc búa. Nó có thể  cho thấy rằng những năm nới lỏng tiền tệ chưa có tiền lệ cuối cùng đã thúc đẩy hoạt động kinh tế và sẽ kích thích được lạm phá tăng lên. Rủi ro  lạm phát đã trở lại nhanh hơn các ngân hàng trung ương kỳ vọng, buộc họ phải tăng lãi suất mạnh mẽ hơn so với những gì họ đã lên kế hoạch hay là dự đoán của các nhà đầu tư.

Theo một cuộc nghiên cứu trong tháng 9 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nếu giá dầu tăng trung bình 10% thì  lạm phát trong nước khoảng 0,4 điểm phần trăm. Những tác động như vậy có thể giúp đẩy lạm phát của Mỹ trở lại mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Nghiên cứu của ngân hàng trung ương được công bố vào tháng 10 vừa qua đã cho thấy rằng đợt giảm giá của dầu thô vừa qua đã khiến chỉ số lạm phát lõi  giảm 0,2 điểm phần trăm.

Gia hang hoa the gioi tang manh do hoat dong san xuat bung no
Chỉ số giá hàng hóa của Bloomberg

Năm nay, giá dầu Brent, giao dịch trên toàn thế giới trừ nước Mỹ, đã tăng lên gần 70 USD/ thùng, và giá palladium đạt mức cao nhất mọi thời đại.

Amrita Sen, chuyên gia phân tích dầu tại công ty tư vấn Energy Aspects tại London, nhận xét: "Thị trường dầu mỏ đang thắt chặt, và nó đang thắt chặt rất nhanh. Chúng tôi đang chứng kiến nhu cầu mạnh mẽ trên diện rộng".

Triển vọng lạc quan

Sau nhiều năm lo lắng về những rủi ro giảm phát, các nhà đầu tư đang bắt đầu suy nghĩ theo một hướng khác. Byron R. Wien, giám đốc điều hành của Blackstone Group, đã đưa ra dự báo về 10 điều ngạc nhiên trong năm 2018 trên thị trường toàn cầu, trong đó có sự kiện giá dầu lên 80USD/thùng.

"Giá cả tăng lên do sự tăng trưởng kinh tế liên tục và nhu cầu bất ngờ từ các nền kinh tế đang phát triển", ông viết trong một thông báo cho các nhà đầu tư.

Tác động của việc giá hàng hóa tăng tới nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào việc liệu đà tăng này là do nhu cầu tăng lên hay do nguồn cung giảm xuống.

Neil Dutta, người phụ trách nghiên cứu kinh tế Mỹ tại Renaissance Macro Research, đã nói với khách hàng hôm thứ 4 rằng trong khi dầu đang leo thang, giá các cổ phiếu bán lẻ cũng tăng. Ông nói: "Thị trường cơ bản đang nói với bạn rằng giá dầu tăng lên là do như cầu mạnh mẽ hơn là một cú sốc về nguồn cung. Việc giá dầu gia tăng như thế cũng không ảnh hưởng đến người tiêu dùng”.

Trong một trong những dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho phục hồi trong hoạt động sản xuất, Đức, nền kinh tế phụ thuộc vào các sản xuất khổng lồ như Volkswagen và Siemens, trong tuần này cho biết tỷ lệ thất nghiệp giảm tháng 12 giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Các ngân hàng phố Wall Bao trong đó có Goldman Sachs được dự đoán kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 4% trong năm 2018, tốc độ nhanh nhất thời hậu suy thoái kinh tế. Nếu điều này trở thành hiện thực, nó sẽ có nghĩa là thế giới sẽ có nhu cầu thêm hàng triệu thùng dầu thô, hàng ngàn tấn đồng, tiêu thụ thêm ngô, thị và các loại thực phẩm khác.

Các nhà đầu tư đã và đang đánh cược nhiều vào việc giá hàng hóa sẽ tiếp tục tăng giá, với đặt cược ròng cho việc giá dầu WTI (giao dịch tại Mỹ) và dầu Brent lên mức cao nhất mọi thời đại.

Gia hang hoa the gioi tang manh do hoat dong san xuat bung no
Đặt cược của các quỹ phòng hộ vào đà tăng của giá dầu (WTI) lên cao. Ảnh: Bloomberg

Một số khác vẫn không bị thuyết phục bởi triển vọng này, cảnh báo rằng tăng trưởng kinh tế có thể chậm lại, tạo ra cơn gió ngược cho ngành hàng hóa.

Caroline Bain, chuyên gia hàng hóa tại công ty tư vấn tại Capital Economics - London, nói trong một thông báo gửi nhà đầu tư: "Chúng tôi đang nghĩ về khả năng này. Thực tế, nhu cầu yếu hơn, do kinh tế Trung Quốc chậm lại, có thể khiến giá hàng hóa giảm xuống".

Ngoài nhu cầu mạnh mẽ hơn, giá hàng hóa còn hưởng lợi từ việc Nga và Ả Rập Saudi siết chặt cung dầu. Với đồng, các nhà đầu tư lo lắng rằng đàm phán tiền lương ở Chile, nhà sản xuất đồng lớn nhất thế giới, có thể cản trở hoạt động khai thác mỏ. Và với thời tiết lạnh giá ở Mỹ, các nước sản xuất hàng hoá nông nghiệp hàng đầu thế giới đang giúp tăng giá lúa mì và các loại ngũ cốc khác.

Mặt khác, đà tăng giá như vậy có thể khiến các nhà sản xuất dầu đá phiến tăng sản xuất dầu mỏ, tăng cung dầu cho thị trường và làm ảnh hưởng tới đà tăng này.