Giá lúa ở mức khá và giá phân bón giảm giúp nông dân tăng thu nhập. Ảnh: Oxfarm
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam cao nhất thế giới
Bộ Công Thương cho biết trong nhiều tháng, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam luôn ở mức xấp xỉ 450 USD/tấn, cao nhất thế giới, cao hơn Thái Lan 15-27 USD/tấn và hơn Ấn Độ 40-50 USD/tấn và Ấn Độ.
Sáng 23/3, giá lúa tại đồng bằng sông Cửu Long đã được các thương lái điều chỉnh tăng từ 50-100 đồng/kg. Cụ thể, tại kho An Giang, Đài thơm 8 đang được thương lái thu mua tại ruộng ở mức 6.700-6.900 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; lúa IR 504 tăng 50 đồng/kg lên mức 6.200-6.350 đồng/kg. Theo các đơn vị thu mua, giá lúa gạo đang tăng lên do nhu cầu vận chuyển ra phía bắc tăng mạnh.
Năm 2023, ngành lúa gạo Việt Nam được cho là sẽ hưởng lợi từ giá gạo duy trì ở mức cao vì nhu cầu tăng cao, cùng đó biên lợi nhuận của doanh nghiệp gạo cũng được mở rộng nhờ chi phí đầu vào hạ nhiệt.
Xuất khẩu gạo được nhận định sẽ sôi động hơn trong những tháng tới do nguồn cung được bổ sung từ vụ thu hoạch đông xuân, trong khi nhu cầu tại các thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia, Trung Quốc… đang tăng lên. Dự báo, năm 2023 xuất khẩu gạo sang Trung Quốc có thể đạt 1 triệu tấn.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính chung 2 tháng đầu năm, giá gạo xuất khẩu của nước ta đã tăng 9,8% so với cùng kỳ, đạt trung bình 529 USD/tấn. Năm ngoái xuất khẩu gạo đạt 7,1 triệu tấn, cao nhất 10 năm trở lại đây. Đà tăng giá xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn duy trì trong 2 tháng đầu năm 2023, với mức bình quân hơn 519 USD/tấn. Vì thế, sản lượng xuất khẩu gạo giảm trên 20% trong tháng đầu năm nhưng vẫn tăng xấp xỉ 7% về giá.
Bộ Thương mại Mỹ dự báo sản lượng gạo toàn cầu năm nay đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2019-2020 và là lần đầu tiên nguồn cung gạo toàn cầu giảm kể từ năm 2004-2005. Đây là một trong những yếu tố giúp thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam sôi động và giữ được giá cao.
Có thể bạn quan tâm: