Giá gạo tăng tạo sức ép lạm phát ở châu Á
Hầu hết các nước châu Á đủ khả năng chi trả nhiều hơn cho nhập khẩu gạo do thâm hụt ngân sách vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào hay làn sóng mua gạo do lo sợ xảy ra, mọi việc có thể thay đổi.
Một vài quốc gia như Indonesia đã bắt đầu chuẩn bị đối phó tình hình này bằng cách mua thêm từ nông dân trong nước, và tiếp tục mua dự trữ. Các nước khác, như Philippines khuyến khích các nhà giao dịch tư nhân tham gia nhập khẩu nhiều hơn.
Philip McNicholas, giám đốc bộ phận xếp hạng tín nhiệm châu Á tại Fitch Ratings nhận định gạo là lương thực chính ở châu Á, nên cần theo dõi các tác động của giá gạo. Ông cũng lưu ý rủi ro cao nhất với những nước nhập khẩu gạo ròng như Singapore và Philippines.
Ủy ban ngũ cốc quốc tế (IGC) tháng trước dự đoán Philippines sẽ cần mua 1,3 triệu tấn gạo trong năm tới, thấp hơn một chút với dự đoán 1,4 triệu tấn năm nay, tương đương 600 triệu USD tại giá hiện tại. Tồn kho gạo của Philippines, giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái xuống ước tính 1,7 triệu tấn vào 1/7, là lý do chính cho dự đoán nhu cầu nhập khẩu gạo cao tới vậy của nước này.
|
Trong khi đó, IGC đự đoán Indonesia nhập khẩu khoảng 1,5 triệu tấn gạo năm tới, tương đương 700 triệu USD theo giá hiện tại.
Để đối phó, Hatta Rajasa, bộ trưởng điều phố kinh tế Indonesia cho biết chính phủ nước này đang thu mua gạo nội địa nhằm tăng dự trữ. Thêm nữa, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có một kho dự trữ gạo mà các quốc gia thành viên có thể sử dụng trong trường hợp thiếu hụt. Ngoài ra, Indonesia và Thái Lan cũng có thỏa thuận đối ứng về việc sử dụng dự trữ gạo của nhau nếu cần thiết.
Singapore cũng là 1 nước phụ thuộc vào nhập khẩu gạo, mặc dụ lạm phát lương thực đã dịu bớt trong cả năm, xuống 2,3% tháng 6 từ 3,8% tháng 1. Gạo là 1 nhân tố thuộc chỉ số CPI của Singapore. Tuy nhiên, một số loại gạo từ Thái Lan hiện có giá 40 USD/tấn suốt hơn 3 tháng qua, buộc người mua chuyển sang mua gạo Việt Nam.
Các nhà giao dịch lo ngại, một khi giá gạo bắt đầu tăng, ngay cả các quốc gia có kho dự trữ gạo hợp lý có thể bắt đầu mua nhiều hơn lượng họ cần.
Gạo trắng 5% tấm, một loại gạo chất lượng cao, có giá khoảng 565 USD/tấn giá FOB. Vài tuần tới, giá loại gạo này có thể lên trên 600 USD/tấn, theo các chuyên gia dự báo. Gạo 5% tấm của Ấn Độ có giá khoảng 420 USD/tấn, hạ so với 460 USD/tấn hồi tháng 9, tuy nhiên có thể tăng trở lại lên trên 450 USD/tấn, các nhà giao dịch cho biết.
Ấn Độ, từ tháng 9 năm ngoái dỡ bỏ lệnh cấm xuất gạo, trở thành nhà cung ứng gạo lớn năm nay. Xuất khẩu gạo từ Ấn Độ phần nào giúp hạ giá gạo quốc tế, khi xuất khẩu gạo của Thái Lan giảm hơn 35%. Tuy nhiên, vụ mùa thất thu của Ấn Độ có thể thay đổi mọi thứ.
Ủy ban lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc dự đoán sản lượng gạo của Ấn Độ trong năm bắt đầu từ 1/10 có thể giảm 5,6% xuống 98,5 triệu tấn do ít mưa. Bộ trưởng nông nghiệp Ấn Độ cho biết hiện tại chưa cấm xuất khẩu lại nhưng có thể cân nhắc động thái này.
Trong khi đó, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, Thái Lan trả nông dân với giá cao để tăng tích trữ gạo kỷ lục lên hơn 16 triệu tấn. Chính phủ nước này giảm mạnh lượng xuất khẩu gạo để không mất tiền vào vụ mùa, nhưng lại làm đầy kho gạo của họ.
Lượng tồn kho khổng lồ có thể buộc Thái Lan bắt đầu bán gạo tồn sớm, từ đó hạn chế áp lực giá gạo, Rajiv Biswas, kinh tế trưởng châu Á - Thái Bình Dương của IHS Global Insight nhận định. Bộ trưởng thương mại Thái Lan gần đây cho biết nước này hy vọng bán được 3 triệu tấn gạo cho các chính phủ nước khác và đang chuẩn bị tổ chức đấu giá gạo cho các nhà thầu nội địa và quốc tế.
Nguồn WSJ/ Khampha