Thứ Sáu | 10/05/2013 16:02

Giá gạo tăng cao, ai được hưởng lợi?

Theo các chuyên gia, giá gạo trên thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng đến lợi ích doanh nghiệp và người nông dân Việt Nam.

Sáng 10/5, hội thảo “Giá gạo tăng cao, ai được hưởnglợi” được tổ chức với sự tham gia của đại diện Văn phòng Chính Phủ, các nhà hoạchđịnh chính sách và đại diện tổ chức phi chính phủ Oxfam.

Tại hội thảo, tiến sĩ Trần Công Thắng- Trưởng bộ mônnghiên cứu chính sách và chiến lược thuộc Viện chính sách và chiến lược pháttriển nông nghiệp nông thôn đưa ra nghiên cứu cho thấy giá gạo trên thị trườngthế giới giảm kéo theo giá lúa giảm, gây thiệt hại cho người dân.

Ngược lại,khi giá gạo thế giới tăng cao trong khi doanh nghiệp đã ký hợp đồng từ trước vớigiá thấp hơn khiến cả người dân và doanh nghiệp xuất khẩu đều bị thiệt.

Theo thống kê tại An Giang, chỉ 30% lúa mà các doanhnghiệp xuất khẩu thu mua trực tiếp từ nông dân, số còn lại thông qua thươnglái. Qua nhiều khâu trung gian, phần lợi ích người nông dân thu được là khôngđáng kể.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Bích - Phó trưởng ban nghiên cứu chiếnlược phát triển thương mại thuộc Viện nghiên cứu thương mại cũng cho biết thêm rằng, có nhiều thời điểm sản xuấtlúa trong nước tăng mạnh nhưng xuất khẩu gạo không tăng tương ứng, thậm chí giảmmạnh kể cả khi giá gạo tăng. Đồng nghĩa với việc khi giá tăng thì xuất khẩu giảmvà ngược lại.

“ Lượng xuất khẩu gạo ở 2 quý giữa năm thường lớn gấpnhiều lần so với quý đầu năm và cuối năm trong khi giá gạo lại cao nhất vào quýI và quý IV” ông Bích nhấn mạnh.

Theo ông Bích, tại Nghị định 109 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, giá sàn xuất khẩu gạo là bắt buộc để nhằm bảo vệ quyền lợi người nông nhưng lại không được tôn trọng đúng mực. Cụthể, gạo 5% tấm giá sàn là 410 USD/tấn trong khi các doanh nghiệp lại chào bán ở mức380 USD/tấn. Mặt khác, giá gạo xuất khẩu giữa Việt Nam và Ấn độ lại chênh nhau tới42 USD/tấn.

Ngoài ra, Nghị quyết 63 về đảm bảo an ninh lương thực quốc giahướng tới mục tiêu đảm bảo cho nông dân sản xuất lúa có lãi bình quân trên 30%so với giá thành sản xuất. Dù vậy, do cơ chế thị trường, giá biến động giảm,lãi bình quân của người dân không đạt mưc 30% như dự kiến.

Hiện nay, xuất khẩu lúa gạo vẫn tập trung vào một sốdoanh nghiệp Nhà nước lớn như Vinafood I và Vinafood II. Một số ít các doanhnghiệp bắt đầu hỗ trợ người dân thông qua làm kho bãi, cung cấp đầu vào, cải tiếnkỹ thuật. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp khác lại quay sang đầu tư vào cácngành thủy sản, ô tô để thu lợi nhuận thay vì đầu tư cho nông dân sản xuất lúagạo.

Nguồn Dân Việt


Sự kiện