Giá gạo khu vực Châu Á có xu hướng trái chiều
Cụ thể, giá gạo tăng ở các nước Myanmar, Philippines, Indonesia trong khi tại Thái Lan và Việt Nam thì giảm, còn Trung Quốc, Campuchia và Bangladesh giá gạo gần như không thay đổi.
Tại Myanmar, giá gạo tiếp tục tăng trong tháng 3 do sản lượng gạo vụ mùa chính năm 2013 thấp.
Tại Philippines, giá gạo trong nước đạt mức cao kỷ lục hồi tháng 3/2014 và để bình ổn giá gạo, chính phủ nước này công bố sẽ nhập khẩu 800.000 tấn gạo.
Tại Indonesia, giá gạo tăng do lo ngại thiên tai.
Giá gạo ở Campuchia ổn định do nguồn cung đầy đủ từ vụ chính năm 2013. Còn tại Trung Quốc, giá gạo ổn định do nhu cầu tiêu thụ mạnh và giá hỗ trợ cao.
Theo FAO, giá gạo tại Việt Nam giảm do nguồn cung tăng trong khi lượng gạo xuất khẩu thấp. Kế hoạch thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo của Chính phủ đã không đạt được kết quả như mong muốn, hiện giá lúa tại các vựa lúa lớn của Việt Nam đang ngày càng thấp.
Giá gạo tại Thái Lan giảm do kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu, bên cạnh đó, sau thông báo ngừng chương trình thế chấp lúa gạo hồi tháng 2, giá lúa thu mua tại ruộng của nước này cũng đang giảm. Giá gạo Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường gạo Việt Nam và Ấn Độ.
Giá gạo tại châu Á sẽ tiếp tục lao dốc từ mức đáy 6 năm do Thái Lan xả hàng dự trữ kỷ lục, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến giá gạo giữa 3 quốc gia Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ.
Giá gạo ở Campuchia ổn định do nguồn cung đầy đủ từ vụ chính năm 2013. Còn tại Trung Quốc, giá gạo ổn định do nhu cầu tiêu thụ mạnh và giá hỗ trợ cao.
Tại Bangladesh, giá gạo ổn định do Chính phủ nước này đang thực hiện tốt chương trình thu mua 400.000 tấn gạo nhằm trợ giá cho nông dân từ hồi tháng 12/2013 đến tháng 3/2014.Nguồn Gafin/Oryza/NCDT