Thứ Năm | 16/05/2013 06:34
Giá dầu thô tăng lần đầu tiên trong 5 ngày
Giá dầu thô tăng nhờ kỳ vọng Ngân hàng trung ương châu Âu và Mỹ sẽ có động thái kích cầu sau số liệu kinh tế gây thất vọng mới công bố.
Trên sàn Nymex, giá dầu thô WTI giao tháng 6 chốt phiên tại 84,3 USD/thùng, tăng 0,9% so với phiên trước. Khối lượng giao dịch cao hơn 40% so với trung bình 100 ngày. Giá dầu thô tăng tổng cộng 2,7% từ đầu năm tới nay.
Giá dầu Brent trên sàn ICE tăng 1,08 USD, hay 1,1% lên 103,68 USD/thùng. Khối lượng giao dịch cao hơn 23% so với trung bình 100 ngày. Chênh lệch giữa giá dầu Brent và dầu thô WTI của Mỹ nới rộng đạt 9,38 USD/thùng. Đây là mức chênh lệch cao nhất kể từ ngày 26/4. Trong tuần có phiên mức chênh lệch này thu hẹp nhất hơn 2 năm đạt 7,65 USD/thùng.
Giá dầu thô đầu phiên giảm mạnh sau hàng loạt các báo cáo kinh tế gây thất vọng cho giới đầu tư. Sản xuất công nghiệp Mỹ tháng 4 giảm mạnh nhất 8 tháng. Sản xuất khu vực New York bất ngờ giảm trong tháng 5. Theo số liệu từ Cục dự trữ liên bang (Fed), sản xuất khu vực New York giảm lần đầu tiên kể từ tháng 1, chỉ số kinh tế chung khu vực này giảm xuống còn 1,4 điểm từ mức 3,4 điểm đạt được trong tháng 4.
Kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng đi xuống nhiều hơn dự báo trong quý I. Tuy nhiên, sau hàng loạt các thông tin không sáng sủa trên, giới đầu tư lại kỳ vọng Mỹ và châu Âu sẽ có các biện pháp can thiệp kích thích khôi phục nền kinh tế, khi đó nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ được cải thiện, giá bắt đầu tăng từ giữa phiên.
Giá dầu thô tăng còn do báo cáo cung cầu nhiên liệu của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) ngày hôm qua. Theo đó, dự trữ dầu thô Mỹ giảm 624.000 thùng xuống 394,9 thùng, không tiếp tục phá mốc cao nhất 82 năm như kỳ vọng của giới đầu tư. Các chuyên gia thông qua khảo sát của Bloomberg trước đó dự báo lượng dự trữ này tăng 450.000 thùng. Thêm vào đó, sản lượng dầu thô Mỹ giảm 48.000 thùng/ngày xuống 7,32 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc ngày 10/5 từ mức cao nhất kể từ tháng 2/1992 ghi nhận trong tuần trước đó.
Cũng theo EIA, nhu cầu tiêu thụ khí đốt giảm 584.000 thùng trong tuần trước xuống còn 18,5 triệu thùng dầu/ngày. Nhu cầu đối với xăng giảm 1,2% xuống còn 8,34 triệu thùng/ngày thấp nhất kể từ ngày 15/3. Tiêu thụ các sản phẩm chưng cất bao gồm cả dầu nóng và diesel tăng 2,4%.
Giá dầu Brent trên sàn ICE tăng 1,08 USD, hay 1,1% lên 103,68 USD/thùng. Khối lượng giao dịch cao hơn 23% so với trung bình 100 ngày. Chênh lệch giữa giá dầu Brent và dầu thô WTI của Mỹ nới rộng đạt 9,38 USD/thùng. Đây là mức chênh lệch cao nhất kể từ ngày 26/4. Trong tuần có phiên mức chênh lệch này thu hẹp nhất hơn 2 năm đạt 7,65 USD/thùng.
Giá dầu thô đầu phiên giảm mạnh sau hàng loạt các báo cáo kinh tế gây thất vọng cho giới đầu tư. Sản xuất công nghiệp Mỹ tháng 4 giảm mạnh nhất 8 tháng. Sản xuất khu vực New York bất ngờ giảm trong tháng 5. Theo số liệu từ Cục dự trữ liên bang (Fed), sản xuất khu vực New York giảm lần đầu tiên kể từ tháng 1, chỉ số kinh tế chung khu vực này giảm xuống còn 1,4 điểm từ mức 3,4 điểm đạt được trong tháng 4.
Kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng đi xuống nhiều hơn dự báo trong quý I. Tuy nhiên, sau hàng loạt các thông tin không sáng sủa trên, giới đầu tư lại kỳ vọng Mỹ và châu Âu sẽ có các biện pháp can thiệp kích thích khôi phục nền kinh tế, khi đó nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ được cải thiện, giá bắt đầu tăng từ giữa phiên.
Giá dầu thô tăng còn do báo cáo cung cầu nhiên liệu của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) ngày hôm qua. Theo đó, dự trữ dầu thô Mỹ giảm 624.000 thùng xuống 394,9 thùng, không tiếp tục phá mốc cao nhất 82 năm như kỳ vọng của giới đầu tư. Các chuyên gia thông qua khảo sát của Bloomberg trước đó dự báo lượng dự trữ này tăng 450.000 thùng. Thêm vào đó, sản lượng dầu thô Mỹ giảm 48.000 thùng/ngày xuống 7,32 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc ngày 10/5 từ mức cao nhất kể từ tháng 2/1992 ghi nhận trong tuần trước đó.
Cũng theo EIA, nhu cầu tiêu thụ khí đốt giảm 584.000 thùng trong tuần trước xuống còn 18,5 triệu thùng dầu/ngày. Nhu cầu đối với xăng giảm 1,2% xuống còn 8,34 triệu thùng/ngày thấp nhất kể từ ngày 15/3. Tiêu thụ các sản phẩm chưng cất bao gồm cả dầu nóng và diesel tăng 2,4%.
Nguồn Dân Việt/Bloomberg