Giá dầu sẽ chưa hồi phục dù sản lượng dầu đá phiến giảm
IEA cũng cho biết thêm, giá dầu thậm chí có thể giảm sâu hơn nữa và cần thêm thời gian để giá dầu hồi phục bất chấp nhiều dấu hiệu cho thấy xu hướng giá giảm sẽ kết thúc, có thể vào nửa sau năm nay khi tăng trưởng nguồn cung dầu của Bắc Mỹ chậm lại.
Giá dầu thô đã giảm gần 60% trong 6 tháng qua với cả giá dầu Brent và WTI đều giao dịch ở mức dưới 50 USD/thùng khi nguồn cùng dầu ngọt nhẹ của Mỹ và Canada đều vượt nhu cầu vào thời điểm dư cung toàn cầu đang diễn ra.
OPEC cũng quyết định không giảm sản lượng dù giá dầu lao dốc.
Trong báo cáo hàng tháng, IEA nêu rõ “mọi người vẫn đang cố dự đoán giá dầu sẽ xuống thấp đến mức nào, nhưng tình trạng bán tháo rõ ràng đang có tác động đáng kể. Giá dầu chưa thể sớm hồi phục, nhưng đã có dấu hiệu cho thấy nguồn cung sẽ giảm khi dầu mất giá rốt cuộc cũng sẽ hạn chế sản lượng và thúc đẩy nhu cầu.
Giá dầu giảm đang tác động rõ nét nhất đến nguồn cung. Các công ty đã giảm cắt giảm ngân sách, trì hoãn hoặc hủy bỏ các dự án mới, trong khi cố gắng tăng hết công suất các giếng dầu đang khai thác, theo IEA.
IEA cũng hạ dự báo nguồn cung của các nước ngoài OPEC năm 2015, theo đó giảm 350.000 thùng/ngày xuống 950.000 thùng/ngày từ mức kỷ lục 1,9 triệu thùng/ngày năm 2014.
Tăng trưởng sản lượng dầu của Mỹ và Canada dự đoán tương ứng giảm 80.000 thùng/ngày và 95.000 thùng/ngày, trong khi sản lượng dầu của Colombia giảm 175.000 thùng/ngày và Nga giảm 30.000 thùng/ngày.
Nguồn cung dầu ngoài OPEC giảm đồng nghĩa với việc nhu cầu toàn cầu đối với dầu OPEC trung bình đạt 29,8 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm 2015 – thấp hơn đôi chút so với mục tiêu sản lượng 30 triệu thùng/ngày của Khối này.
IEA nâng ước tính nhu cầu toàn cầu đối với dầu OPEC trong cả năm 2015 thêm 300.000 thùng/ngày lên 29,2 triệu thùng/ngày – vẫn thấp hơn so với sản lượng 30,48 triệu thùng/ngày của Khối trong tháng 12/2014. Sản lượng dầu tháng 12/2014 của OPEC tăng chủ yếu do nguồn cung Iraq tăng, lên cao nhất 35 năm trong khi sản lượng dầu của Arab Saudi vẫn ổn định.
Về phía nhu cầu, IEA cho biết, đã có dấu hiệu cho thấy phản ứng vẫn rất yếu ớt. Ngoại trừ một vài ngoại lệ đáng kể tại Mỹ, dường như giá dầu giảm vẫn chưa đủ để kích thích nhu cầu.
Nguyên nhân của tình trạng này là những lợi ích thông thường khi giá dầu giảm – thu nhập khả dụng của hộ gia đình tăng lên, chi phí đầu vào của các ngành giảm – đang bị tăng trưởng kinh tế trì trệ kìm hãm và bào mòn – đây cũng là một trong những lý do chính khiến giá dầu lao dốc, theo IEA.
Kết quả của những thay đổi này là dự trữ dầu thô dự đoán tiếp tục tăng trong nửa đầu năm nay và việc tái cân bằng có thể diễn ra trong nửa cuối năm, theo IEA.
Nguồn DVO/Reuters