Giá cà phê Robusta trên thế giới tăng do Việt Nam chậm thu hoạch
9 trong số 10 người trồng cà phê tại Đắk Lắk khi được hỏi đều nói với Bloomberg rằng, tỷ suất lợi nhuận của họ đã giảm do giá phân bón và chi phí sản xuất tăng và lượng cung đang lớn hơn cầu trên thị trường quốc tế đẩy giá cà phê Vối giảm 17% hồi đầu tháng này.
"Chúng tôi chắc chắn sẽ không đốn cây hoặc cắt giảm đầu tư", ông Trần Văn Nguyên, 54 tuổi, đứng đầu Hiệp hội nông dân ở xã Hòa Thuận, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu để tăng sản lượng trong vụ mùa tới."
Trong khi giá cà phê giảm, chi phí sản xuất như phân bón và thuốc trừ sâu, thuê nhân công lại tăng khoảng 30% trong 3-5 năm qua, Vân Thành Huy - Tổng giám đốc xí nghiệp Xuất nhập khẩu Đắk Lắk cho biết.
Để hỗ trợ nông dân, Bộ Nông nghiệp và Việt Nam Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam đã đề xuất dự trữ 300.000 tấn cà phê nhằm ngăn chặn rớt giá để người trồng cà phê không bị thua lỗ.
Tuy nhiên, cũng không thể chắc chắn rằng tất cả mọi người đều yên tâm sản xuất khi cà phê rớt giá. Nhiều người khác có thể bị cám dỗ bởi chuyển đổi cây trồng hoặc chuyển đất trồng sang xây dựng nhà ở.
"Tôi có thể chuyển sang hợp tác với các nhà máy khác có khoản đầu tư ít hơn nếu giá cà phê thấp", ông Võ Xuân Thắng, một nông dân 52 tuổi, người đã trồng cà phê hai thập kỷ qua cho biết: "Nếu thị trường phục hồi, tôi sẽ chuyển về cà phê sau một vài năm nếu giá là tốt".
Tuy nhiên, ông Huỳnh Văn Phước (45 tuổi), một người không thay đổi cây cà phê khi rớt giá nói rằng: "Các cây trồng khác như trái cây dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết hơn cà phê. Trồng cà phê đã cho tôi một ngôi nhà và xe máy. Bây giờ tôi cần phải tăng sản lượng để bù lại chi phí tăng và giá bán giảm".
Siêu bão Haiyan giúp đẩy giá cà phê
Trước bão, Việt Nam đã dự kiến sẽ có một mùa bội thu với giá cà phê vào khoảng 27 đến 29 triệu đồng mỗi bao 60 kg. Những kỳ vọng này đã giúp giá cà phê Vối đạt mức thấp nhất trong hơn ba năm qua vào hồi đầu tháng này.
Nguồn NDH.vn