Gazprom Neft hay Rosneft sẽ mua cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất?
Theo Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak, các doanh nghiệp Nga đang xem xét khả năng tham gia hiện đại hóa nhà máy lọc dầu Dung Quất ở Việt Nam, Tiếng nói nước Nga đưa tin.
Do công trường xây dựng xây dựng ở phía bắc khá xa mỏ dầu Vũng Tàu nên các nhà thiết kế và đầu tư tiềm năng không muốn tham gia dự án. Năm 2003, trong tài liệu của Liên hiệp quốc, công trình xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất là một ví dụ về những dự án không mang lại lợi nhuận mà Việt Nam nên tránh.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn bắt tay vào xây dựng nhà máy và đã cho sản phẩm dầu đầu tiên vào năm 2009 và đưa vào hoạt động đầy đủ hai năm sau đó. Chi phí xây dựng hơn 3 tỷ USD, hơn gấp đôi so với số tiền dự kiến ban đầu.
Theo ông Alexander Mikhailov, giám đốc quan hệ đối ngoại của tập đoàn Nga Zarubezhneft, thời gian hoàn vốn của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Trước đó, tập đoàn này đã rút khỏi dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất để tập trung tất cả nguồn lực và phương tiện sẵn có vào các hoạt động của Vietsovpetro, do tập đoàn Nga cùng với PetroVietnam lập ra. Đây chính là xí nghiệp liên doanh cung cấp 85% nguyên liệu dầu thô cho nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Ông Alexander Mikhailov nói: “Đúng như trước đó Zarubezhneft dự đoán, nhà máy lọc dầu gặp khó khăn về vấn đề lợi nhuận. Và nhà máy có kế hoạch khắc phục tình hình bằng cách mở rộng công suất, mà hiện nay mới đáp ứng chưa được 1/3 nhu cầu sản phẩm dầu khí trong nước. Tuy nhiên, để tăng công suất từ 6,5 triệu tấn/năm hiện tại lên tới 10 triệu tấn/năm, đòi hỏi phải đầu tư khoảng hai tỷ USD”.
Trong số các đối tác đầu tư tiềm năng có hai tập đoàn lớn nhất của Nga là Rosneft và Gazprom Neft. Cả hai đơn vị này đều tiến hành đàm phán với phía Việt Nam để mua 49% cổ phần nhà máy lọc dầu, nhằm đầu tư vào việc hiện đại hóa nhà máy và đàm phán về cung cấp nguyên liệu dầu thô cho Dung Quất. Đây là một trong những yêu cầu chính của phía Việt Nam - đối tác cung cấp cho doanh nghiệp hoạt động với công suất tuyệt đối.
Dự thảo thỏa thuận liên chính phủ về sự tham gia của doanh nghiệp Nga trong việc hiện đại hóa nhà máy lọc dầu đã được soạn thảo một năm trước đây. Tuy nhiên, phía Việt Nam đã hoãn ký kết văn kiện để chờ quyết định cuối cùng, tập đoàn nào của Nga sẽ tham gia dự án Dung Quất.
Nguồn: Bizlive