Minh Anh Thứ Ba | 13/11/2018 08:32

Gạo Việt thu hút doanh nghiệp ngoại

Tập đoàn SunRice (Úc) thông báo vừa hoàn tất mua lại nhà máy chế biến gạo chế biến gạo 260.000 tấn/năm tại tỉnh Đồng Tháp.

Tập đoàn SunRice (Australia) thông báo vừa hoàn tất mua lại nhà máy chế biến gạo chế biến gạo 260.000 tấn/năm tại tỉnh Đồng Tháp.

Hoàn thiện chuỗi cung ứng tại Việt Nam

SunRice là doanh nghiệp phân phối gạo lớn nhất Australia và là một trong những doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới tiêu thụ gạo Japonica, có thương hiệu tại hơn 60 quốc gia. Sau khi mua lại Tập đoàn này sẽ xây dựng lại nhà máy. Đây được xem là bước tiến trong việc thiết lập chuỗi cung ứng hoàn thiện và bền vững tại Việt Nam.

Đây là khoản đầu tư tài chính trực tiếp đầu tiên của tập đoàn này vào Việt Nam với mục tiêu nâng cao và mở rộng nhà máy chế biến và mua sắm trang thiết bị để tăng khả năng làm trắng và đánh bóng hạt gạo.

Nhà máy dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong nửa đầu năm 2019, công suất 260.000 tấn lúa khô một năm.

Ông Rob Gordon, Giám đốc điều hành của SunRice, cho biết thêm việc mua lại nhà máy chế biến gạo tại Việt Nam nằm trong kế hoạch một loạt các hoạt động đầu tư đã được thực hiện để thúc đẩy Chiến lược tăng trưởng đến năm 2022 của doanh nghiệp.

Ông Gordon cho biết thêm tập đoàn cũng đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với hai tỉnh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm duy trì tăng trưởng nguồn gạo bền vững về chất lượng và các đặc điểm kỹ thuật phù hợp với các thị trường tiêu thụ của SunRice. Ngoài ra, trong thời gian nhất định, các bên sẽ phát triển các giống lúa theo tiêu chuẩn bảo vệ IP.

SunRice là doanh nghiệp thực phẩm toàn cầu và dẫn đầu về thương hiệu thực phẩm xuất khẩu tại Australia với doanh thu vượt hơn 1 tỉ USD/năm. Tập đoàn đã sử dụng nguồn cung ứng cả gạo Japonica và Indica từ Việt Nam trong hơn 10 năm. Trong vòng 3 năm gần đây, SunRice đã mua 200 triệu USD gạo và hiện chiếm khoảng 5% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Ngoài việc mua gạo, SunRice đã hợp tác trong chuỗi giá trị gạo Việt Nam để phát triển năng lực gạo Japonica xuất khẩu có giá trị cao cho thị trường toàn cầu của SunRice.

Gao Viet thu hut doanh nghiep ngoai
 

Thay đổi cơ chế cho ngành gạo

Trước đây, thị trường lúa gạo xuất khẩu bị giới hạn, doanh nghiệp trong nước cũng không dễ xuất khẩu bởi những ràng buộc như có ít nhất một kho chuyên dự trữ tối thiểu 5.000 tấn lúa, sở hữu ít nhất một cơ sở xay xát thóc với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ.

Quy định này khiến việc xuất khẩu gạo chỉ tập trung vào một số doanh nghiệp lớn, từ đó mục tiêu liên kết nhà xuất khẩu gạo với nông dân không đạt được. Chính sách này còn tạo ra thêm một tầng lớp thương lái thu mua lúa của nông dân bán lại cho các doanh nghiệp nhỏ, sau đó lại qua khâu thu gom mới đến được các nhà xuất khẩu. 

Gần đây, chính sách thay đổi, các điều kiện xuất khẩu gạo được nới lỏng, cơ hội xuất khẩu gạo mở ra cho mọi doanh nghiệp, nên Sunrice tham gia sâu vào thị trường lúa gạo Việt Nam là điều dễ hiểu.

Trước đây, tập đoàn này cũng nhập khẩu gạo Japonica và Indica từ Việt Nam. Ba năm gần đây, trung bình mỗi năm, tập đoàn này mua khoảng 200 triệu USD tiền gạo và lượng gạo tập đoàn này mua chiếm khoảng 5% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. 

Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, không có gì đáng ngại khi mở cửa cho mọi đối tượng tham gia vào thị trường lúa gạo vì mỗi năm, Việt Nam có khoảng 6 triệu tấn gạo dành cho xuất khẩu. Cung cầu trong nước ra sao, các cơ quan quản lý nắm rõ nhất nên sẽ khó xảy ra chuyện thị trường trong nước thiếu hụt gạo do xuất khẩu.