Thương vụ Việt Nam tại Australia cũng đang trao đổi với các luật sư tại Australia để chuẩn bị những bước tiếp theo quy định của IP Australia. Ảnh: TL.
Gạo ST25: Sau Mỹ đến Úc có doanh nghiệp đăng ký thương hiệu
Sau Mỹ, Úc còn nước nào?
Bộ Công thương cho hay Thương vụ Việt Nam tại Úc đã lên tiếng liên quan đến việc Công ty T&L Global Foods Supply PTY LTD nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cả gạo ST24 và ST25 kèm nội dung là "Gạo, Gạo ngon nhất thế giới" tại nước này. Đây là nước thứ 2 có doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu gạo ST25. Tuy nhiên, gạo này được anh hùng lao động Hồ Quang Cua, lai tạo và nhân giống thành công, cũng như đem gạo đi thi quốc tế, ông còn được biết đến với biệt danh "cha đẻ" gạo ST25 tại Việt Nam.
Mặc dù hiện nay cơ quan của Úc vẫn đang ở giai đoạn xem xét kéo dài nhiều tháng, Thương vụ Việt Nam tại Úc cho biết đã triển khai các biện pháp khẩn cấp và đã trao đổi với ông Hồ Quang Cua đề nghị phối hợp. Bên cạnh đó, trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Úc, ông Nguyễn Phú Hòa, đã chủ động trao đổi với lãnh đạo Công ty T&L Global Foods Supply PTY LTD, công ty này cho biết sẽ kiểm tra lại sự việc với bộ phận thương hiệu.
Trước đó, ngoài thị trường Úc, cũng có đến 5 doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ST25 tại thị trường Mỹ. Ảnh: TL. |
Tuy vậy, Thương vụ Việt Nam tại Úc cho hay đã gửi công văn cùng một số tài liệu, hình ảnh đến Văn phòng sở hữu trí tuệ của Úc (IP Úc) để làm rõ giống lúa tên ST24, ST25 là do ông Hồ Quang Cua và nhóm nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu, sản xuất thành công, đã được cấp bằng bảo hộ tại Việt Nam.
Thương vụ Việt Nam tại Úc cũng đang trao đổi với các luật sư tại Úc để chuẩn bị những bước tiếp theo quy định của IP Úc. Theo Bộ Công thương, sau 3 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Úc tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 4,7 triệu USD.
Trước đó, ngoài thị trường Úc, cũng có đến 5 doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ST25 tại thị trường Mỹ. Theo Hệ thống đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Mỹ (USPTO), có một hồ sơ sắp được chấp thuận bảo hộ thương hiệu ST25. Về vấn đề này, ông Hồ Quang Cua, "cha đẻ" gạo ST25, chia sẻ: Sáng 4.5, công ty luật ở Mỹ đã chính thức nộp đơn đăng ký bảo hộ gạo ST25. "Tôi đã ủy nhiệm cho hãng luật này để thực hiện theo trình tự thủ tục đăng lý bảo hộ gạo ST25", ông Cua chia sẻ.
Cha đẻ hành động
Cũng theo ông Cua: "Tôi đang xúc tiến một số công việc, tôi không thể chia sẻ cụ thể lúc này. Khi có kết quả, tôi sẽ thông tin. Tôi thích hành động hơn". Ông Cua cho biết do tập trung nghiên cứu làm giống nên thời gian qua không dành thời gian để lo đăng ký "khai sinh" cho "con đẻ" của mình.
Doanh nghiệp của tôi kinh doanh mang tính gia đình, khả năng tài chính có hạn, hiểu biết luật lệ kinh doanh ở nước ngoài hạn chế... từ đó đã chậm trễ trong việc xác lập bảo hộ sở hữu trí tuệ gạo ST24, ST25 ở nước ngoài. Rất may, các thương vụ đã tích cực hỗ trợ kịp thời. Hành động chia sẻ, chung tay đó chúng tôi không thể quên.
Ảnh: TL. |
"Dù thế nào tôi cũng đang tiếp tục nghiên cứu để tạo ra những dòng gạo có nhiều ưu điểm hơn. Tôi sẽ tiếp tục làm công việc này cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Tôi mê nghiên cứu lúa thơm, nó đã ngấm sâu vào máu. Thành quả thực tế đã chứng minh. Dù thích hay không, xin mọi người để tôi yên, đừng lên mạng châm chọc, để tôi dành tâm trí lo tập trung nghiên cứu", ông Cua cho biết.
Ngoài ra, ông Hồ Quang Cua đã thỏa thuận ủy thác Tập đoàn PAN đại diện đăng ký bảo hộ sỡ hữu thương hiệu gạo ST24 và ST25 ở cùng lúc nhiều thị trường lớn."Chúng tôi nhận thấy Tập đoàn PAN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, có hệ sinh thái liên kết khá hoàn chỉnh và hiệu quả", ông Cua nói.