Ngành logistics Việt Nam có viễn cảnh lạc quan khi nhiều nhà đầu tư quan tâm. Ảnh: SpeedMaint

 
Minh Anh Thứ Tư | 20/01/2021 13:12

Gần 3 tỉ USD đầu tư vào hệ thống kho vận, các trung tâm logistics Việt Nam trong 2020

Mặc dù khó khăn vì COVID-19, ngành logistics vẫn thu hút khoản vốn đầu tư khá lớn.

Theo JLL, ngành logistics Việt Nam có viễn cảnh lạc quan khi nhiều nhà đầu tư quan tâm, trong 1 năm qua đã có gần 3 tỉ USD đầu tư hệ thống kho vận và các trung tâm logistics hiện đại. Chia sẻ vể thực trạng và các xu thế trong tương lai của ngành kho vận Việt Nam tại Diễn đàn mới đây, các doanh nghiệp đã được chia sẻ về thực trạng và các xu thế trong tương lai của ngành kho vận Việt Nam.

Trong năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, từ các chính sách cách ly và hạn chế di chuyển, ngành logistics đã có những bước phát triển vượt bậc khi nhu cầu vận chuyển, giao nhận hàng hóa tại nhà ngày một tăng cao. Năm 2021, việc lưu thông hàng hóa từ hàng hóa xuất nhập khẩu cho đến các mặt hàng tiêu dùng, cùng với sự phát triển của các sàn thương mại điện tử sẽ tiếp tục tạo xu thế tăng trưởng cho ngành. Bên cạnh đó, song song với vận tải thì kho bãi là cơ sở hạ tầng không thể thiếu trong chuỗi cung ứng dịch vụ của ngành với xu thế nổi bật là sự phát triển ngày một rộng rãi của các trung tâm logistics.

Ảnh:nhansuluat
Ngành logistics đã có những bước phát triển vượt bậc khi nhu cầu vận chuyển. Ảnh:nhansuluat

Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, cho biết trước kia, kho bãi tồn tại ở hình thức riêng lẻ với quy mô nhỏ chỉ phục vụ nhu cầu của mỗi doanh nghiệp. Xu thế hiện nay là các doanh nghiệp bắt tay với nhau hoặc các doanh nghiệp dẫn dắt ngành đầu tư những kho quy mô lớn, tích hợp nhiều chức năng kho lưu trữ trong một trung tâm được gọi là trung tâm logistics. Thứ hai là tăng quản trị bằng công nghệ thông tin và tự động hóa. Thứ ba là áp dụng green logistics, tức là năng lượng tái tạo vào quản lý và vận hành các trung tâm logistics và kho.

Thị trường logistics Việt Nam đang phát triển ở giai đoạn cơ bản, tuy nhiên các trung tâm logistics hiện đại và có chất lượng cao sẽ sớm phát triển trong vòng vài năm tới. Bà Trang Bùi - Giám đốc cấp cao thị trường Việt Nam, JLL Việt Nam nhận định: Trước đây các nhà đầu tư và doanh nghiệp không chú trọng tuổi đời của các trung tâm logistics, tuy nhiên khi yêu cầu ngày càng khắt khe hơn, cơ sở hạ tầng cơ bản sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Do đó, các chủ đầu tư sẽ tính toán tuổi đời, hiệu quả chi phí của trung tâm logistics để phục vụ chuỗi cung ứng, trong đó vật liệu xây dựng sẽ được quan tâm nhiều hơn nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hóa chứa trong kho.

Ảnh:
Thị trường logistics Việt Nam đang phát triển ở giai đoạn cơ bản. Ảnh: indochinapost

Hiện nay, BlueScope Việt Nam là doanh nghiệp đầu ngành cung cấp các giải pháp thép chất lượng cao đáp ứng các nhu cầu ngày càng khắt khe của nhà xưởng logistics, không chỉ tại Việt Nam mà còn các nhà xưởng trên toàn thế giới như DHL, Kerry, Mapletree, BW, FM Logistics, Kizuna… Các giải pháp của BlueScope cung cấp bao gồm nguyên vật liệu tôn thép với độ bền và chất lượng vượt trội cùng với những giải pháp mái, vách và các giải pháp tiên tiến khác nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho chủ đầu tư. Trung bình cứ 10 công trình BlueScope triển khai thời gian gần đây tại Việt Nam thì có tới 5 công trình là các kho phục vụ hoạt động logistics.

Ông Võ Minh Nhựt, Tổng Giám đốc NS BlueScope Việt Nam chia sẻ: Vật liệu và giải pháp xây dựng là hai yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của nhà xưởng logistics. Chính vì vậy, để nâng cao hơn nữa chất lượng vật liệu tôn thép, sau hơn 22 năm nghiên cứu với mức đầu tư hơn 100 triệu USD Úc (AUD), chúng tôi tiên phong ra mắt công nghệ mạ Activate gồm ma trận bốn lớp bảo vệ thép nền tích hợp trong sản phẩm tôn cao cấp COLORBOND, cùng với đó là cải tiến các lớp sơn để tăng khả năng chống bám bụi và tối ưu hóa khả năng kháng nhiệt của tôn thông qua công nghệ tự làm sạch Clean và công nghệ phản xạ năng lượng mặt trời Thermatech. Chúng tôi cũng có giải pháp LYSAGHT với hệ mái được thiết kế đồng bộ, hoàn toàn không có vít xuyên trực tiếp qua mái…

►Doanh nghiệp “đau đầu” chuyện cước phí tàu