Chủ Nhật | 01/04/2012 14:19
Gần 12.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong quý I
So với quý I/2011, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng 6%.
Sáng 1/4, tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 3 của Chính phủ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam thừa nhận, có tình trạng số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể quý I năm nay cao hơn nhiều năm trước.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ 1/1 đến 21/3/2012, có 2.217 doanh nghiệp giải thể, 9.726 doanh nghiệp ngừng hoạt động có thời hạn. Như vậy, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong 3 tháng đầu năm ước gần 12.000, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ trưởng Đam, trong số các doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, có nhiều doanh nghiệp đăng ký nhưng không hoạt động, hoặc có nhiều doanh nghiệp trước đây đã ngưng trệ sản xuất thì nay làm thủ tục giải thể...
Bộ trưởng nhận xét, với định hướng điều hành của Chính phủ hiện nay, số lượng doanh nghiệp nhiều hay ít không quan trọng bằng hiệu quả kinh doanh của nền kinh tế.
Về việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư có đề xuất Chính phủ xem xét việc tiếp tục giãn thuế cho doanh nghiệp. Người phát ngôn của Chính phủ cho hay, trước đây Bộ Tài chính đã có ý kiến và Chính phủ cũng đã trình các cơ quan có thẩm quyền về việc giãn thuế cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ông Đam cho biết, có nhiều doanh nghiệp phản ánh việc giãn thuế vừa qua chỉ hướng vào các doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế, còn với doanh nghiệp do tình hình kinh doanh khó khăn nên chưa có lợi nhuận thì cũng cần có giải pháp để hỗ trợ.
"Ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất trùng với ý kiến của nhiều Bộ ngành của doanh nghiệp. Chính phủ đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét để trình Chính phủ những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp", ông nói.
Thông báo về tình hình kinh tế vĩ mô thời gian qua, Bộ trưởng Đam cho hay, kinh tế vĩ mô đang được kiểm soát theo hướng ổn định, được thể hiện qua việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I tăng thấp (tăng 2,55% - theo số liệu Tổng cục Thống kê), tỷ giá, dự trữ ngoại hối tăng, thanh khoản của ngân hàng được xử lý, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất cho vay, huy động giảm, nhập siêu thấp...
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm nay thấp hơn nhiều năm qua (chỉ cao hơn quý I/2009), điều này gắn liền với tình hình nhiều doanh nghiệp từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay còn khó khăn. Tuy nhiên, từ tháng 3, tốc độ tăng của chỉ số sản xuất công nghiệp đã có tín hiệu tốt, trong đó có công nghiệp chế biến tăng mạnh.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ 1/1 đến 21/3/2012, có 2.217 doanh nghiệp giải thể, 9.726 doanh nghiệp ngừng hoạt động có thời hạn. Như vậy, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong 3 tháng đầu năm ước gần 12.000, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ trưởng Đam, trong số các doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, có nhiều doanh nghiệp đăng ký nhưng không hoạt động, hoặc có nhiều doanh nghiệp trước đây đã ngưng trệ sản xuất thì nay làm thủ tục giải thể...
Bộ trưởng nhận xét, với định hướng điều hành của Chính phủ hiện nay, số lượng doanh nghiệp nhiều hay ít không quan trọng bằng hiệu quả kinh doanh của nền kinh tế.
Về việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư có đề xuất Chính phủ xem xét việc tiếp tục giãn thuế cho doanh nghiệp. Người phát ngôn của Chính phủ cho hay, trước đây Bộ Tài chính đã có ý kiến và Chính phủ cũng đã trình các cơ quan có thẩm quyền về việc giãn thuế cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ông Đam cho biết, có nhiều doanh nghiệp phản ánh việc giãn thuế vừa qua chỉ hướng vào các doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế, còn với doanh nghiệp do tình hình kinh doanh khó khăn nên chưa có lợi nhuận thì cũng cần có giải pháp để hỗ trợ.
"Ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất trùng với ý kiến của nhiều Bộ ngành của doanh nghiệp. Chính phủ đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét để trình Chính phủ những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp", ông nói.
Thông báo về tình hình kinh tế vĩ mô thời gian qua, Bộ trưởng Đam cho hay, kinh tế vĩ mô đang được kiểm soát theo hướng ổn định, được thể hiện qua việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I tăng thấp (tăng 2,55% - theo số liệu Tổng cục Thống kê), tỷ giá, dự trữ ngoại hối tăng, thanh khoản của ngân hàng được xử lý, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất cho vay, huy động giảm, nhập siêu thấp...
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm nay thấp hơn nhiều năm qua (chỉ cao hơn quý I/2009), điều này gắn liền với tình hình nhiều doanh nghiệp từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay còn khó khăn. Tuy nhiên, từ tháng 3, tốc độ tăng của chỉ số sản xuất công nghiệp đã có tín hiệu tốt, trong đó có công nghiệp chế biến tăng mạnh.
Nguồn DVT