FPT dự kiến sáp nhập với FPT Telecom
Trương Đình Anh: Thất bại EVN Telecom là trường đoạn “đau khổ” của FPT. Chúng tôi còn thiếu lĩnh vực viễn thông di động, năm 2010 EVN Telecom đã cổ phần hóa đã đặt cọc và sau 6 tuần đánh giá
Con số: tài sản chỉ 7 ngàn tỷ, 3 ngàn tỷ là vốn và các khoản vay, nhưng thực tế đánh giá thì tổng tài sản là 12, nợ 9 ngàn tỷ. khi Viettel nhận về thì thực tế tổng tài sản là 15 ngàn tỷ và nợ là 12 ngàn tỷ nếu “ôm” thì tình hình tài chính của FPT rất tệ.
25/11 thu hồi được toàn bộ, tổn thất về lãi suất
Bài học thì mong muốn là vậy nhưng 3 ông lớn là Mobifone, Vinaphone và Viettel chieenms đến 95% thị phần. 3 doanh nghiệp còn lại phải hợp nhất lại thì mới đủ cơ sở hạ tầng để tham gia vào thị trường này.
Câu chuyện này không đơn giản, chúng tôi vẫn theo sát thị trường để tìm kiếm cơ hội đầu tư thích hợp
Sáp nhập FPT Telecom
Năm ngoái, FPT đã tiến phát hành cổ phần để hoán đổi lấy cổ phần của của cổ đông thiểu số của 3 công ty con là FPT Software, FPT Trading và FPT IS, đưa 3 công ty này trở thành công ty con do FPT nắm 100% vốn.
Riêng FPT Telecom chưa sáp nhập vì vướng quy định nhà nước phải nắm giữ cổ phần chi phối.
Tuy nhiên, trong năm 2011, Luật Viễn thông mới đã quy định nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối tại tất cả các công ty viễn thông, và FPT Telecom nằm trong số những công ty nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối.
Như vậy, điều kiện cần để sáp nhập FPT Telecom vào FPT đã có. Hiện tại, FPT đang thương thảo với SCIC về vấn đề này.
FPT Telecom hiện có vốn điều lệ 997 tỷ đồng, trong đó, SCIC nắm 50,16% vốn và FPT nắm 40,43%.
Những năm gần đây, FPT Telecom là công ty đóng góp lớn nhất vào LNTT của FPT, tuy nhiên, do FPT chỉ sở hữu hơn 40% nên phần LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ không nhiều.
FPT có 4 cổ đông lớn, bao gồm Orchid Fund (9,8% vốn điều lệ), ông Trương Gia Bình (7,24%), Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước - SCIC (6,16%) và Red River Holding (5,5%).
Nguồn CafeF