FPT động lực ngắn hạn từ SCIC thoái vốn
Kết quả kinh doanh tiếp tục tăng trưởng, kết thúc 11 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất đạt 22.405 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ, hoàn thành 96% kế hoạch lũy kế 11 tháng. Lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt 2.521 tỷ đồng trong 11T-2017, tương đương 97% kế hoạch lũy kế, tăng 12% so với cùng kỳ. LNST thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 1.958 tỷ đồng trong 11T-2017, tương đương 97% kế hoạch lũy kế, tăng 13% so với cùng kỳ. FPT có mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ ở mức khá ổn định khoảng 15 – 20% /năm cho giai đoạn 2018 – 2020 sắp tới.
FPT đã thoái vốn tại FPT Retail và FPT Trading – với FPT Trading là từ mức 100% sở hữu xuống còn 48%, và với FPT Retail là từ mức 85% trước đây xuống còn từ tháng 12/2017. Theo ước tính của VPBS, tổng giá trị lợi nhuận trước thuế thu về từ việc thoái vốn tại 2 đơn vị trên ở mức khoảng 1.000 - 1.200 tỷ đồng (tương đương lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu khoảng 2.000-2.300 VND, ghi nhận lợi nhuận vào năm 2017). FPT Retail cũng đã có kế hoạch niêm yết cổ phiếu chậm nhất là vào tháng 4 năm 2018.
FPT hiện có lượng tiền mặt dồi dào sẵn có (tại 30/09/2017 là khoảng 8.700 tỷ đồng) và từ việc thoái vốn tại FPT Retail và FPT Trading. Các hoạt động M&A và mở rộng thị phần của các mảng phần mềm và viễn thông trong thời gian tới sẽ là động lực tăng trưởng ngắn hạn cho giá của cổ phiếu. Ngoài ra, SCIC sẽ thoái 5,6% cổ phần FPT trong thời gian tới, là động lực tăng trưởng ngắn hạn cho cổ phiếu FPT.
Mức cổ tức tiền mặt 20%/ năm ổn định trong các năm gần đây và các năm tới, tương đương lợi suất cổ tức khoảng 3-4% /năm. Hiện tại cổ phiếu FPT đang giao dịch ở mức P/E và EV/EBITDA dự phóng năm 2018 ở mức lần lượt là 14,8 lần và 7,0 lần.