Thứ Năm | 10/05/2012 15:31
Financial Times: Việt Nam là điểm đầu tư tốt hơn Trung Quốc
Việt Nam vẫn là một sự lựa chọn tiềm năng rẻ hơn so với nền sản xuất chi phí rẻ của Trung Quốc.
Nhà báo Mike Every vừa có bài bình luận về kinh tế Việt Nam trên tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) của Anh. Theo tác giả, mặc dù kinh tế Việt Nam kém ấn tượng hơn so với thời kỳ trước năm 2008, các tỉnh miền bắc Việt Nam vẫn là sự lựa chọn tốt hơn nhiều so với khu vực nội địa Trung Quốc.
Cho đến năm 2008, Việt Nam vẫn được coi là một nền kinh tế mới nổi có sức bứt phá mạnh mẽ nhất nhìchâu lục và được kỳ vọng là một "con hổ châu Á" tiếp theo. Nhưng theo Mike Every, cuộc khủng hoảngtài chính toàn cầu nổ ra năm 2008 đã làm lộ ra một nền kinh tế kém ấn tượng hơn rất nhiều so vớidanh hiệu đó.
Mặc dù vậy, sau một chuyến nghiên cứu 10 ngày đến các nhà máy và cơ sở hạ tầng tại tỉnh Quảng Đôngvà tỉnh Vũ Hán, Trung Quốc và các tỉnh ở phía bắc Việt Nam, dường như điều rõ ràng là Việt Nam vẫnlà một sự lựa chọn tiềm năng rẻ hơn so với nền sản xuất chi phí rẻ của Trung Quốc.
Nhưng có lẽ so sánh Việt Nam với một tỉnh của Trung Quốc sẽ hợp lý hơn.
Theo cách so sánh này, về mặt dân số Việt Nam có số dân bằng một trong những tỉnh lớn nhất củaTrung Quốc. Thế nhưng, GDP bình quân đầu người của Việt Nam thậm chí lại thấp hơn tỉnh nghèo nhấtTrung Quốc, tỉnh Quý Châu (năm 2011 GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 1.224 USD còn của tỉnhQuý Châu là 2.541 USD).
Với mức thu nhập đó, Việt Nam là nơi vừa giàu nguồn nhân lực lại vừa có nhân công thấp. Thực tế làmức lương của một công nhân Việt Nam làm cho nhà máy dệt - một ngành công nghiệp sử dụng nhiều laođộng và hiện đang bị đẩy ra ngoài Trung Quốc - chưa bằng một nửa mức lương của công nhân dệt tạitỉnh Quảng Đông.
Bên cạnh đó, những thành phố sâu trong lục địa Trung Quốc không còn lợi thế rẻ nữa. Ví dụ tại thànhphố Hiếu Cảm, mức lương tương đối thấp hơn, nhưng các phụ cấp mà người công nhân ở đây đòi hỏi làtương đối lớn.
Về mặt địa lý thì khoảng cách từ tỉnh Quảng Châu đến những tỉnh nằm sâu trongđại lục Trung Quốc là xa hơn so với khoảng cách từ tỉnh này đến các tỉnh phía bắc Việt Nam: ví dụtừ Quảng Châu đến Vũ Hán là 1.019 km trong khi đó từ Quảng Châu đến Hà Nội chỉ có 796 km.
Với tất cả những yếu tố trên, việc so sánh Việt Nam với một tỉnh có cùng kích thước của Trung Quốcchắc chắn không thể là sự so sánh hoàn hảo. Ví dụ như ngành dệt may và da giày của Trung Quốc trongnăm 2010 đạt giá trị xuất khẩu là 164 tỷ đô la trong khi đó Việt Nam chỉ đạt được 14 tỷ đôla.
Nguyên nhân được cho là do các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam chưa đạt được gì nhiều dothiếu nguồn lực và phối hợp lỏng lẻo.
Trên thực tế, Việt Nam là số ít các quốc gia có số cảng nước sâu nhiều đến mức khó tin là 200 cảngtrong khi Việt Nam thực ra chỉ cần đến 3 cảng. Có thể phần lớn những cảng này mới dừng lại ở việccó tên chỉ vì lí do thiếu vốn đầu tư.
Tuy vậy, quá trình phân loại cơ sở hạ tầng của Việt Nam diễn ra khá chậm chạp. Tại Hưng Yên, tỉnhcách Hà Nội 60 km, đã có một tổ hợp các công ty dệt hoạt động khá hiệu quả mặc dù vẫn nhập nguyênliệu từ Trung Quốc.
Cảng Đình Vũ tại Hải Phòng cách đó 40km là cảng hoạt động tốt với năng lực thông qua khoảng 30triệu tấn hàng hóa và đây là cảng dễ dàng kết nối với các tuyến đường hàng hải đến Mỹ. Hiện cảngĐình Vũ mới hoạt động ở mức 75% công suất vì thế có thể đáp ứng được nhu cầu bốc dỡ tăng lên nhiềuhơn nữa.
Ngoài ra, cảng Lạch Huyện của Hải Phòng sẽ là cảng nước sâu lớn có năng lực thông qua khoảng 60triệu tấn hàng và sẽ đi vào hoạt động vào năm 2016. Và mặc dù đường cao tốc 4 làn đường 5A nối HàNội và Hải Phòng hiện dễ bị ùn tắc, đường cao tốc 8 làn đường 5B đang được xây dựng.
Tóm lại, Việt Nam không phải là "Trung Quốc tiếp theo" nhưng miền Bắc Việt Nam là một ngách tiệnlợi để các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động của Trung Quốc có thể chuyển dịch sang.
Cho đến năm 2008, Việt Nam vẫn được coi là một nền kinh tế mới nổi có sức bứt phá mạnh mẽ nhất nhìchâu lục và được kỳ vọng là một "con hổ châu Á" tiếp theo. Nhưng theo Mike Every, cuộc khủng hoảngtài chính toàn cầu nổ ra năm 2008 đã làm lộ ra một nền kinh tế kém ấn tượng hơn rất nhiều so vớidanh hiệu đó.
Mặc dù vậy, sau một chuyến nghiên cứu 10 ngày đến các nhà máy và cơ sở hạ tầng tại tỉnh Quảng Đôngvà tỉnh Vũ Hán, Trung Quốc và các tỉnh ở phía bắc Việt Nam, dường như điều rõ ràng là Việt Nam vẫnlà một sự lựa chọn tiềm năng rẻ hơn so với nền sản xuất chi phí rẻ của Trung Quốc.
Việt Nam có nhiều lợi thế về cảng biển. |
Nhưng có lẽ so sánh Việt Nam với một tỉnh của Trung Quốc sẽ hợp lý hơn.
Theo cách so sánh này, về mặt dân số Việt Nam có số dân bằng một trong những tỉnh lớn nhất củaTrung Quốc. Thế nhưng, GDP bình quân đầu người của Việt Nam thậm chí lại thấp hơn tỉnh nghèo nhấtTrung Quốc, tỉnh Quý Châu (năm 2011 GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 1.224 USD còn của tỉnhQuý Châu là 2.541 USD).
Với mức thu nhập đó, Việt Nam là nơi vừa giàu nguồn nhân lực lại vừa có nhân công thấp. Thực tế làmức lương của một công nhân Việt Nam làm cho nhà máy dệt - một ngành công nghiệp sử dụng nhiều laođộng và hiện đang bị đẩy ra ngoài Trung Quốc - chưa bằng một nửa mức lương của công nhân dệt tạitỉnh Quảng Đông.
Bên cạnh đó, những thành phố sâu trong lục địa Trung Quốc không còn lợi thế rẻ nữa. Ví dụ tại thànhphố Hiếu Cảm, mức lương tương đối thấp hơn, nhưng các phụ cấp mà người công nhân ở đây đòi hỏi làtương đối lớn.
Về mặt địa lý thì khoảng cách từ tỉnh Quảng Châu đến những tỉnh nằm sâu trongđại lục Trung Quốc là xa hơn so với khoảng cách từ tỉnh này đến các tỉnh phía bắc Việt Nam: ví dụtừ Quảng Châu đến Vũ Hán là 1.019 km trong khi đó từ Quảng Châu đến Hà Nội chỉ có 796 km.
Với tất cả những yếu tố trên, việc so sánh Việt Nam với một tỉnh có cùng kích thước của Trung Quốcchắc chắn không thể là sự so sánh hoàn hảo. Ví dụ như ngành dệt may và da giày của Trung Quốc trongnăm 2010 đạt giá trị xuất khẩu là 164 tỷ đô la trong khi đó Việt Nam chỉ đạt được 14 tỷ đôla.
Nguyên nhân được cho là do các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam chưa đạt được gì nhiều dothiếu nguồn lực và phối hợp lỏng lẻo.
Trên thực tế, Việt Nam là số ít các quốc gia có số cảng nước sâu nhiều đến mức khó tin là 200 cảngtrong khi Việt Nam thực ra chỉ cần đến 3 cảng. Có thể phần lớn những cảng này mới dừng lại ở việccó tên chỉ vì lí do thiếu vốn đầu tư.
Tuy vậy, quá trình phân loại cơ sở hạ tầng của Việt Nam diễn ra khá chậm chạp. Tại Hưng Yên, tỉnhcách Hà Nội 60 km, đã có một tổ hợp các công ty dệt hoạt động khá hiệu quả mặc dù vẫn nhập nguyênliệu từ Trung Quốc.
Cảng Đình Vũ tại Hải Phòng cách đó 40km là cảng hoạt động tốt với năng lực thông qua khoảng 30triệu tấn hàng hóa và đây là cảng dễ dàng kết nối với các tuyến đường hàng hải đến Mỹ. Hiện cảngĐình Vũ mới hoạt động ở mức 75% công suất vì thế có thể đáp ứng được nhu cầu bốc dỡ tăng lên nhiềuhơn nữa.
Ngoài ra, cảng Lạch Huyện của Hải Phòng sẽ là cảng nước sâu lớn có năng lực thông qua khoảng 60triệu tấn hàng và sẽ đi vào hoạt động vào năm 2016. Và mặc dù đường cao tốc 4 làn đường 5A nối HàNội và Hải Phòng hiện dễ bị ùn tắc, đường cao tốc 8 làn đường 5B đang được xây dựng.
Tóm lại, Việt Nam không phải là "Trung Quốc tiếp theo" nhưng miền Bắc Việt Nam là một ngách tiệnlợi để các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động của Trung Quốc có thể chuyển dịch sang.
Nguồn Infonet