Quý Hòa
Financial Times: Tư nhân hóa giúp thu hút đầu tư tới Việt Nam
Với sự tăng trưởng của nền kinh tế và làn sóng niêm yết thu hút vốn từ cácnhà đầu tư nước ngoài lớn, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng tốt nhất ở châu Á từ đầu năm đến nay, làm cho Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) trở thành một trong những sàn giao dịch hoạt động tốt nhất thế giới.
Chỉ số VN-Index đã tăng khoảng 17% trong năm nay, cao hơn hầu hết các chỉ số chính của châu Á, và thị trường đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua.
Các nhà phân tích cho rằng các nhà đầu tư đang bị thu hút vào Việt Nam bởi một câu chuyện gần giống với những gì đã xảy ra tại Trung Quốc: chính phủ ngày càng thức đẩy và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân, hòa nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu và định vị chính nó như một trung tâm sản xuất cho giới đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó, dù rằng giá của các cổ phiếu lớn nhất tại thị trường Việt Nam đã lên cao, triển vọng kinh tế dài hạn đầy hứa hẹn của Việt Nam cho thấy rằng thị trường rộng sẽ còn tăng trưởng trên diện rộng.
Trịnh Nguyên, chuyên gia kinh tế cao cấp của Natixis tại Hồng Kông cho biết: "Sự leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ thực sự tạo ra những hiệu ứng tích cực đối với Việt Nam. Hàn Quốc và Nhật Bản đã chuyển phần lớn sản xuất của mình sang Việt Nam, và một trong những lý do họ làm như vậy là nhằm đa dạng hóa ra khỏi Trung Quốc."
Các công ty, như Samsung và Intel, đã thành lập các nhà máy ở Việt Nam trong thập kỷ qua, và hiện đang góp phần vào việc cải thiện cán cân thương mại. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,4% với tốc độ hàng năm trong quý I.2018. Xuất khẩu của Việt Nam hiện đã vượt qua Indonesia, nước có quy mô nền kinh tế gấp gần 5 lần.
Việt Nam, vốn không giống như một số nước láng giềng đang rơi vào tình trạng giảm dân số, có một dân số trẻ tuổi đang thúc đẩy nhu cầu mọi thứ từ bia đến du lịch ngân sách.
Ông Andy Ho, Giám đốc Đầu tư của VinaCapital, nói rằng: "Mọi người đều có nhu cầu mua xe máy, nhà ở, chăm sóc y tế. Chúng tôi tập trung vào các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành hưởng lợi từ tăng trưởng của nền kinh tế trong nước".
VietJet Air (HoSE: VJC), Vincom Retail (HoSE: VRE), và Lọc hóa dầu Binh Son (UpCom: BSR) nằm là những công ty đã tiến hành niêm yết kể từ đầu năm 2017. Nhiều công ty cũng chuẩn bị niêm yết, bao gồm Vinhomes và Techcombank.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được coi là một thị trường "cận biên", nhưng cũng là một trong những thị trường lớn nhất ở mức xếp hạn này này với mức vốn hóa thị trường khoảng 140 tỷ USD, vượt qua cả Pakistan, và thị trường đã MSCI đã nâng cấp lên nhóm "mới nổi" vào năm ngoái.
Dominic Scriven, Chủ tịch của Dragon Capital, một nhà quản lý quỹ hàng đầu Việt Nam cho biết: "Năm nay, lý do thị trường tăng điểm mạnh là do nhu cầu IPO rất lớn. Nguồn vốn chảy vào thị trường đến từ các tổ chức toàn cầu, vốn chỉ mới bắt đầu đầu tư vào Việt Nam".
Mức sinh lời của các chỉ số chứng khoán trên toàn thế giới từ đầu năm tới nay. Ảnh FT |
Những người theo dõi thị trường cho biết các cổ phiếu lớn nhất, phổ biến nhất dường như đã lên quá cao. Theo ông Kevin Snowball, Tổng giám đốc của PXP Vietnam Asset Management, 10 cổ phiếu lớn nhất của VN-Index đang giao dịch với mức PE trung bình khoảng 32 lần so với lợi nhuận năm 2018. Ông nói: "Với thị trường Việt Nam lúc này, mức PE ít nhất 30 lần, sau khi đã chiết khấu các rủi ro trong vòng 30 năm tới, đã trở thành điều bình thường”.
Ông Snowball cho biết vẫn còn các công ty nhỏ hơn có mức PE 10 lần, nhưng nói hầu hết các công ty môi giới không quan tâm đến chúng.
Ông Andy Hồ nói: "Có thể giá cổ phiếu hiện tại đã đánh giá đúng tiềm năng của chúng”, nhưng ông nói thêm: “Không bàn đến định giá, chúng tôi thấy rất nhiều sự quan tâm vào Việt Nam”. Các nhà đầu tư lâu năm nói rằng Việt Nam cũng có nhiều rủi ro khác ngoài việc định giá đã lên quá cao.
VN-Index đã ở trong một chu kì tăng trưởng 1 thập kỷ trước đây, trước khi bị chấm dứt bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, vốn đã làm bùng phát một loạt các khoản nợ xấu trong một khu vực nhà nước. Thị trường chứng khoán đã giảm mạnh khi tốc độ tăng trưởng chậm lại và lạm phát tăng, và chứng khoán trong bốn năm sau đó đã giảm 80% so với mức đỉnh.
Nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam đã đạt nhiều bước tiến trong việc cắt giảm lạm phát và cải thiện cán cân thương mại của đất nước. Fiachra Mac Cana, Giám đốc Điều hành của Công ty Cổ phần Chứng khoán TP.HCM cho biết: "Chúng tôi không nhận ra bất kì rủi ro nội tại nào ở Việt Nam vào thời điểm này xét về mặt kinh tế vĩ mô, thị trường chứng khoán, hay chính trị. Tất cả các rủi ro đều đến từ bên ngoài Việt Nam - nhưng điều kiện thị trường thế giới cũng không đến mức tồi tệ như năm 1939".
Nguồn Financial Times