FinanceAsia: Tỷ lệ thầu đợt phát hành trái phiếu Việt Nam thành công bậc nhất châu Á
Việt Nam vừa trở lại thị trường trái phiếu quốc tế sau 5 năm với tổng giá trị trái phiếu phát hành đợt này là 1 tỷ USD kỳ hạn 10 năm. Lợi suất trái phiếu là 4,8%, thấp hơn so với các thương vụ trước đó có tổng giá trị 7,5% nhưng lợi suất tới 4,85%.
Theo nguồn thân cận với thương vụ, giá trị đặt thầu cuối cùng là 10,6 tỷ USD với sự tham gia của 450 khách hàng. Đây được coi là một trong những tỷ lệ đấu thầu thành công nhất trong lịch sử châu Á.
Việt Nam đặt mục tiêu ban đầu khi roadshow chỉ là tỷ lệ 50/50 nhưng kết thúc đợt phát hành này, tỷ lệ là 73%/27%.
Tính theo mệnh giá sổ sách, Việt Nam đã chấp nhận 436,44 triệu USD trái phiếu đáo hạn 2016 ở mức giá 107 điểm, trong số 750 triệu USD lãi suất 6,875%. Giá trái phiếu này tại phiên mở cửa châu Á hôm qua 6/11 là 106,75/107,5 mua vào – bán ra.
Việt Nam cũng chấp nhận 290,18 triệu USD trái phiếu đáo hạn 2020 với giá 114, trong số 1 tỷ USD lãi suất 6,75%. Giá mua vào – bán ra của trái phiếu này phiên hôm qua trên thị trường thứ cấp là 113 – 114,5.
Việt Nam bắt đầu tham gia thị trường trái phiếu quốc tế vào năm 2005, khi đó Việt Nam chỉ phải trả lãi suất thấp hơn 95 điểm phần trăm so với của Philippines và 65 điểm phần trăm so với Indonesia.
Thời điểm đó, Việt Nam được xấp hạng tín nhiệm ở Ba3/BB-, cao hơn vài bậc so với của Indonesia là B2/B+ và ngang ngang của Philippines là Ba2/BB-.
Tuy nhiên, kể từ đó, Philippines đã được xếp hạng ở mức khuyến khích đầu tư và hiện được xếp ở mức Baa3/BBB rating, cho phép họ giảm đáng kể chi phí đi vay.
Hôm qua, trái phiếu đáo hạn 2024 lợi suất 4,2% của Philippines chào mua ở 107.75 với lợi suất 3,21% nghĩa là cao hơn lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 88 điểm phần trăm.
Ở mức này, trái phiếu Philippines đang giao dịch với lợi suất thấp hơn 159 điểm so với của Việt Nam.
Trong khi đó, Indonesia đã vượt qua khủng hoảng tài chính châu Á, đặc biệt giành được xếp hạng khuyến khích đầu tư Baa3/BB+. Trái phiếu đáo hạn 2024 lợi suất 4,35% của Indonesia hôm qua chào mua ở 100,38 với lợi suất 4,3%, hay cao hơn lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 197 điểm phần trăm, thấp hơn của Việt Nam 50 điểm phần trăm.
Trong suốt thập kỷ qua, xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam không có cải thiện đáng kể nào, thậm chí còn tụt lùi. Năm 2010, Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam từ Ba3 xuống B1, và tiếp tục xuống B2 vào năm 2012.
Tuy nhiên, cuối tháng 7 vừa qua, Moody’s đã nâng xếp hạng của Việt Nam lên B1 nhờ các nền tảng kinh tế được cải thiện. Chừng đó lần xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên xuống, thì sẽ không có gì ngạc nhiên nếu đợt nâng xếp hạng lần này không khôi phục đáng kể niềm tin của nhà đầu tư.
Tuy nhiên phải kể đến những thành tựu Việt Nam đạt được 2 năm qua với việc lạm phát tăng chậm lại sau khi lên đỉnh 18,6% vào tháng 12/2011. Cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam cũng bắt đầu thặng dư trở lại với mục tiêu thặng dư 4,1% GDP trong năm nay.
Đầu tháng này, Fitch nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam từ B+ lên BB-. Fitch cho rằng, Việt Nam cần tái cơ cấu hơn nữa khu vực doanh nghiệp nhà nước. Tính đến tháng 6, số doanh nghiệp nhà nước giảm còn 857 doanh nghiệp từ 1.406 doanh nghiệp năm 2009. Trong 9 tháng đầu năm, có 71 doanh nghiệp đã cổ phần hóa, so với 74 doanh nghiệp cả năm 2013, và chỉ hơn 10 doanh nghiệp năm 2011 và 2012.
Theo DVO/Finance Asia