Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tạiFalcon (nơi Vinalines giữ 51% vốn) phối hợp với Hội đồng quản trị công ty này khẩn trương tổ chứcđại hội đồng cổ đông và thực hiện các thủ tục phá sản doanh nghiệp. Sau khi triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường lần thứ nhất ngày 18-3-2014 để thảo luận vềphương án phá sản Falcon song không thành do tỉ lệ cổ đông tham dự không đủ 65% như quy định,Falcon đã phải tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần hai ngày 8-4 để tiếp tục thảo luận về tiến trình mởthủ tục phá sản doanh nghiệp theo yêu cầu của Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải. Falcon là doanh nghiệp có quy mô vốn trung bình thuộc Vinalines, song công ty này sở hữu đội tàucó trọng tải lớn thứ hai trong số các doanh nghiệp thuộc Vinalines (390.000 DWT). Báo cáo tài chính công khai được xem là gần nhất về tình trạng tài chính, nợ nần của Falcon ởthời điểm hết năm 2011 cho biết, đến hết tháng 12/2011, tổng nợ phải trả là hơn 2.800 tỉ đồng.Falcon đã âm vốn chủ sở hữu 385 tỉ, gấp gần 4 lần vốn điều lệ ở thời điểm này. Còn theo Đề án tái cơ cấu Vinalines (tháng 5/2013), kể cả bán hết tài sản thì Falcon vẫn còn nợ65 tỉ đồng tại các ngân hàng không thể trả được. Băn khoăn nhất hiện nay về phương án phá sản Falcon là phần lớn tài sản đã được thế chấp tại cáctổ chức tín dụng để vay vốn trong giai đoạn đầu tư "nóng". Cuộc thảo luận và đạt được phương án thỏa thuận với các chủ nợ về thanh lý tài sản chắc chắn sẽkéo dài. Nhiều tàu đã bị chủ nợ giải chấp để bán với giá trị thấp hơn nhiều lần giá trị đầu tư vàgiá trị được định giá khi vay vốn. Ví dụ, Tổng công ty cổ phần tài chính dầu khí (PVFC trước đây) nay là Ngân hàng PVCombank đếntháng 7/2013 còn khoản dư nợ 735 tỉ đồng tại Falcon nhưng tài sản đảm bảo hiện có là tàu biển theođịnh giá từ 5 năm trước là 186,4 tỉ đồng. PVCombank đã phải "bắt nợ" từ chiếc ô tô đến các tài sản hình thành qua dự án cảng Phú Hữu tạiĐồng Nai để bổ sung tài sản đảm bảo và tiếp nhận vận hành để giải chấp một phần khoản vay, nhằm nhẹđi nợ xấu cho ngân hàng. |