Thứ Sáu | 30/11/2012 19:21
EuroCham: Chỉ số môi trường kinh doanh tại Việt Nam lần đầu tiên dưới trung bình
Chính phủ Việt Nam cần quan tâm hơn đến giá, vai trò của cơ quan Nhà nước và sở hữu trí tuệ, sách Trắng 2013 của EuroCham cho biết.
Hôm nay (30/11), Phòng thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố sách Trắng 2013 về “Các vấn đề Thương mại/ Đầu tư và Kiến nghị”.
Sách Trắng 2013 bao quát các ngành lớn mà gần 800 công ty thành viên của EuroCham tham gia như: dược phẩm, sản phẩm tiêu dùng nhanh, năng lượng, viễn thông, ô tô, du lịch và ngân hàng.
Theo EuroCham, chỉ số Môi trường kinh doanh dưới đánh giá của các doanh nghiệp châu Âu về Việt Nam như một điểm đến đầu tư tiếp tục giảm trong năm nay. Đây là lần đầu tiên chỉ số này xuống dưới mức trung bình (50 điểm).
Theo tổ chức này, năm ngoái Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một số cải cách nhằm nâng cao môi trường kinh doanh trong một số lĩnh vực, song vẫn cần nhiều cải thiện hơn.
Chúng tôi muốn Chính phủ Việt Nam quan tâm hơn đến ba vấn đề được nhắc lại trong sách Trắng năm nay, đó là giá, vai trò của cơ quan Nhà nước và sở hữu trí tuệ, EuroCham cho biết.
Tổ chức này nhận xét, Chính phủ tiếp tục thể hiện thái độ chưa rõ ràng trong vấn đề giá thị trường ở nhiều ngành (như ngành năng lượng). Việc kiểm soát giá này tạo ra lo lắng cho các nhà đầu tư, những người muốn tự mình định giá trong giới hạn thông thường được tạo ra bởi chi phí và sự cạnh tranh.
Ước tính cho rằng khoảng 40% nền kinh tế tập trung trong khối Nhà nước, điều này không phải là vấn đề, Nhưng trong khu vực này, các công ty Nhà nước hoạt động không hiệu quả dù thường được nhận những ưu đãi vay vốn, tiếp cận đất đai... Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.
Việt Nam hiện nay đang cạnh tranh với quốc tế dựa trên chi phí lao động thấp. Chính phủ đã thể hiện mong muốn và nhu cầu chuyển từ nền kinh tế chuyên sâu về lao động thấp sang nền kinh tế công nghệ và các giá trị gia tăng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư châu Âu không chắc sẽ mang công nghệ của họ vào Việt Nam trừ khi việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện và như vậy, Việt Nam vẫn nằm trong bẫy của chi phí nhân công thấp.
Điều này đáng lo ngại cho cả các doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam bởi nếu những vấn đề này không được giải quyết thì các nhà đầu tư nước ngoài đơn giản là sẽ không đầu tư.
Sách Trắng 2013 bao quát các ngành lớn mà gần 800 công ty thành viên của EuroCham tham gia như: dược phẩm, sản phẩm tiêu dùng nhanh, năng lượng, viễn thông, ô tô, du lịch và ngân hàng.
Theo EuroCham, chỉ số Môi trường kinh doanh dưới đánh giá của các doanh nghiệp châu Âu về Việt Nam như một điểm đến đầu tư tiếp tục giảm trong năm nay. Đây là lần đầu tiên chỉ số này xuống dưới mức trung bình (50 điểm).
Theo tổ chức này, năm ngoái Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một số cải cách nhằm nâng cao môi trường kinh doanh trong một số lĩnh vực, song vẫn cần nhiều cải thiện hơn.
Chúng tôi muốn Chính phủ Việt Nam quan tâm hơn đến ba vấn đề được nhắc lại trong sách Trắng năm nay, đó là giá, vai trò của cơ quan Nhà nước và sở hữu trí tuệ, EuroCham cho biết.
Tổ chức này nhận xét, Chính phủ tiếp tục thể hiện thái độ chưa rõ ràng trong vấn đề giá thị trường ở nhiều ngành (như ngành năng lượng). Việc kiểm soát giá này tạo ra lo lắng cho các nhà đầu tư, những người muốn tự mình định giá trong giới hạn thông thường được tạo ra bởi chi phí và sự cạnh tranh.
Ước tính cho rằng khoảng 40% nền kinh tế tập trung trong khối Nhà nước, điều này không phải là vấn đề, Nhưng trong khu vực này, các công ty Nhà nước hoạt động không hiệu quả dù thường được nhận những ưu đãi vay vốn, tiếp cận đất đai... Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.
Việt Nam hiện nay đang cạnh tranh với quốc tế dựa trên chi phí lao động thấp. Chính phủ đã thể hiện mong muốn và nhu cầu chuyển từ nền kinh tế chuyên sâu về lao động thấp sang nền kinh tế công nghệ và các giá trị gia tăng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư châu Âu không chắc sẽ mang công nghệ của họ vào Việt Nam trừ khi việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện và như vậy, Việt Nam vẫn nằm trong bẫy của chi phí nhân công thấp.
Điều này đáng lo ngại cho cả các doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam bởi nếu những vấn đề này không được giải quyết thì các nhà đầu tư nước ngoài đơn giản là sẽ không đầu tư.
Nguồn Khampha