EU tăng 4 lần giá carbon nhằm giảm sử dụng than đá
Ignacio Galan, cho biết thêm, các nhà lãnh đạo EU nên tiến hành các biện pháp để nâng mức giá quy định trong Hệ thống Thương mại Khí thải EU bên cạnh việc đặt mục tiêu giảm 40% ô nhiễm vào năm 2030.
Theo ông Galan, giá carbon ở 20-30 euro là mức hợp lý để chuyển từ than đá sang khí đốt tự nhiên”. Giá phát thải carbon đã giảm 1/3 xuống chưa đến 6 euro (8,17 USD)/tấn từ năm 2011 do suy thoái kinh tế làm giảm sản lượng công nghiệp.
Những bình luận này nhằm mục đích tác động đến các nhà lãnh đạo EU khi họ thảo luận các mục tiêu hạn chế khí phát thải, một phần trong nỗ lực của hơn 190 nước do Liên hợp quốc dẫn đầu nhằm hạn chế khí thải được cho là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nhà sản xuất dầu mỏ BP Plc ước tính, tỷ trọng của than đá trong nhu cầu năng lượng thế giới tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1970, biến nó trở thành nhiên liệu hóa thạch tăng trưởng nhanh nhất.
Ông Galan cùng với các giám đốc khác ủng hộ đề xuất của Ủy ban châu Âu về việc cắt giảm 40% lượng khí thải carbon vào năm 2030. Việc này sẽ cần đến khoản đầu tư trung bình hàng năm 38 tỷ euro (52 tỷ USD).
Giám đốc điều hành Iberdrola cũng muốn thấy những cải cách về hệ thống thương mại carbon, gửi thông điệp đến những người đang gây ô nhiễm rằng họ sẽ phải trả thêm tiền cho khí thải nhiên liệu hóa thạch. Iberdrola là đơn vị phát triển trang trại điện gió và các trạm phát điện sử dụng khí đốt tự nhiên – thải ra lượng carbon ít hơn so với những trạm phát điện sử dụng than đá.
CEO từ 10 công ty cung cấp dịch vụ công cộng, kể cả Iberdrola của Tây Ban Nha, Eni SpA của Italia, GDF Suez của Pháp và EON SE của Đức đã gửi thư đến các nhà lãnh đạo EU trước cuộc họp tại Brussels ngày 27/6 kêu gọi thay đổi chính sách về khí thải carbon. Họ nói rằng EU cần thông qua mục tiêu về carbon trước tháng 10 hoặc sẽ mạo hiểm sự bất ổn đường lối chính sách mà sẽ gây bất ổn trong lĩnh vực đầu tư năng lượng.
Chính sách hiện tại sẽ đe dọa tính an toàn của nguồn cung cấp, làm tăng lượng khí thải carbon dioxide tại một số nước thành viên EU và cản trở các khoản đầu tư trong khi làm tăng chi phí năng lượng của người dân và khách hàng công nghiệp, ảnh hưởng xấu đến khả năng cạnh tranh của EU.
Sự bùng nổ đá phiến sét tại Mỹ đã làm giảm giá khí đốt, mang lại lợi ích cho khách hàng và các ngành công nghiệp, buộc các lô hàng than đá rẻ tiền hơn và gây ô nhiễm hơn được vận chuyển sang châu Âu để sử dụng tại các nhà máy phát điện. Khác với EU, Mỹ không có các quy định về môi trường áp đặt đối với các công ty.
Nguồn Theo DVO/Bloomberg