Dương Chí Dũng khai tên người báo tin khởi tố
11h20, với vai trò nhân chứng, Dương Chí Dũng khai trưa ngày17/5/2012 gọi điện cho Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ. Chiều cùng ngày, ông Dũng đến gần nhàông Ngọ và sau đó được hẹn tối đến. Khoảng 18h, ông Dũng nhận được điện thoại của vị thứ trưởng nóiquyết định khởi tố, bắt tạm giam đã được phê chuẩn. "Ông Ngọ bảo tôi rằng chú tránh đi một thờigian", ông Dũng khai.
Dương Chí Dũng nói thêm: "Tôi đã bị tuyên án tử hình nên ra đây tôi chỉ khai sựthật. Nghe em trai khai tại tòa, tôi rất thương".
12h20, khi VnExpress liên lạc qua điện thoại, Thứ trưởng Phạm Quý Ngọphủ nhận liên quan đến việc Dương Chí Dũng bỏ trốn. Ông Ngọ cho hay: "Tôi không liên quan đếnviệc bỏ trốn của Dương Chí Dũng. Dũng khai là chuyện của anh ta, trách nhiệm của cơ quan điều tralà phải làm rõ việc này".
Ông Ngọ là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines. Hiện ông Ngọđang trong giai đoạn điều trị bệnh.
TAND Hà Nội sau đó dừng việc thẩm vấn, thông báo nghỉ trưa và phiên tòa sẽ tiếptục vào đầu giờ chiều.
Dưới đây là những diễn biến chính trong phiên xử buổi sáng:
8h, TAND Hà Nội bắt đầu xét xử Dương Tự Trọng (nguyên Phó giámđốc Công an Hải Phòng, nguyên Cục phó Cảnh sát quản lý hành chính, Bộ Công an) về hành vi tổ chứccho anh trai Dương Chí Dũng (cựu Cục trưởng Hàng hải) trốn ra nước ngoài. Bị cáo Trọng, người từngmột thời là "khắc tinh" của tội phạm hình sự đất Cảng, hầu tòa trong chiếc áo khoác thể thao màuđen.
Trước khi HĐXX vào phòng xử, ông Trọng bình thản trò chuyện với người thân. Cựucục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng, người đã lĩnh án tử hình trong vụ tiêu cực xảy ra tạiVinalines, bị đưa đến tòa với tư cách người làm chứng.
Nhấn vào đây hoặc vào ảnh để xem đồ họa chitiết. Đồ họa: ĐồngNguyên Anh. |
8h10, trước khi bắt đầu phần thẩm vấn căn cước, thẩm phán chủtọa Trương Việt Toàn đề nghị tháo còng tay cho các bị cáo.
Ông Trọng bị xét xử về tội Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài với khunghình phạt truy tố từ 12 đến 20 năm tù. Cùng hầu toà với ông Trọng có các đồng phạm: bị cáo VũTiến Sơn (48 tuổi, nguyên phó trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công anHải Phòng); Hoàng Văn Thắng (44 tuổi, nguyên cán bộ Phòng cảnh sát điều tra các tội phạm về môitrường, Công an Hải Phòng); Nguyễn Trọng Ánh (29 tuổi, nguyên cán bộ Phòng cảnh sát điều tra tộiphạm về trật tự xã hội, Công an Hải Phòng); Đồng Xuân Phong (40 tuổi, nguyên cán bộ Cục Hải quanHải Phòng); Trần Văn Dũng (Dũng "Bắc Kạn", 46 tuổi, giang hồ đất Cảng) và Phạm Minh Tuấn (53 tuổi,giám đốc xí nghiệp Bạch Đằng).
Theo chủ toạ, tòa triệu tập 6 nhân chứng nhưng chỉ 3 người có mặt. Ngoài mộttrường hợp vắng mặt có giấy nằm viện, những người không có lý do sẽ bị dẫn giải tới toà. Hai luậtsư bảo vệ cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng là ông Nguyễn Đình Hưng và bà Vũ Thị Kim Ngọc, thuộcĐoàn luật sư Hà Nội. Bị cáo Sơn có luật sư Đặng Viết Hùng bào chữa. Bị cáo Tuấn mời luật sư NguyễnThái Hoà và Trần Thiện Thuật. 4 bị cáo còn lại tự bào chữa.
8h30, sau nửa tiếng kiểm tra căn cước, ông Vũ Đăng Hiếu, đạidiện VKS đã đọc bản cáo trạng.
Theo truy tố của VKSND Tối cao, chiều 17/5/2012, được mật báo qua điện thoại vềviệc bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam về tội Cố ý làmtrái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong thời gian lãnh đạo Vinalines, ôngDương Chí Dũng vội gọi điện thoại báo cho em trai Dương Tự Trọng.
Để cứu anh, ông Trọng giao thuộc cấp thân tín là Sơn thay mặt đứng ra tổ chức choông Dũng bỏ trốn. Trong tối 17/5/2012, Thắng, Ánh, Tuấn, Phong, Dũng "Bắc Kạn" và một số người khácsử dụng ôtô đưa ông Dũng trốn về Quảng Ninh. Tối 23/5/2012, Phong và Dũng "Bắc Kạn" đưa ông Dũng từTP HCM vào cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, trốn sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch.
Dương Tự Trọng và các đồng phạm tại tòa. Ảnh: Quý Đoàn |
Từ đây, ông Dũng đi sang Singapore để làm thủ tục xuất cảnh sang Mỹ. Không đượccấp visa, ông Dũng quay về Campuchia sống bằng tiền chu cấp của ông Trọng. Việc bố trí chỗ ở choông Dũng trong thời gian bị Interpol quốc tế truy nã được ông Trọng giao cho Dũng "Bắc Kạn" vàPhong. Ngày 4/9, ông Dũng bị bắt, di lý từ Campuchia về Việt Nam.
Cáo trạng nhận định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội có tổ chức, xâmhại trực tiếp đến trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập cảnh. Hành vi của các bị cancản trở, gây khó khăn rất lớn đến quá trình điều tra vụ tiêu cực xảy ra tại Vinalines.
Nghi can Trọng là chủ mưu tổ chức cho ông Dũng đào tẩu trước thời điểm cơ quanđiều tra tống đạt quyết định khởi tố, bắt ông này. Trong quá trình điều tra, ông Trọng chưa thànhkhẩn khai báo, không thừa nhận hành vi. Trong khi đó, Sơn, Thắng Phong, Dũng "Bắc Kạn", Ánh và Tuấnkhai báo thành khẩn, thừa nhận hành vi phù hợp với tài liệu, chứng cứ khác đã thu thập trong vụán.
VKSND Tối cao cho rằng Dũng "Bắc Kạn" thực hiện tội phạm do bị ông Trọng và Sơnép buộc; còn Phong phạm tội trong hoàn cảnh đang được ông Trọng bao che trốn truy nã suốt nhiều nămqua. Một số người khác do thành khẩn khai nhận, động cơ phạm tội vì tình cảm gia đình hay khôngbiết kế hoạch bỏ trốn của ông Dũng... nên không bị xử lý hình sự.
9h, phiên tòa bắt đầu phần thẩm vấn. Các bị cáo Sơn, Ánh,Tuấn, Thắng, Phong, Dũng "Bắc Kạn" thừa nhận nội dung truy tố là đúng. Riêng bị cáo Dương Tự Trọngphủ nhận mọi cáo buộc.
Cựu cảnh sát môi trường Thắng là người đầu tiên bị xét hỏi. Thắng khai 18h ngày17/5/2012 nhận cuộc điện thoại từ một người lạ, nói liên lạc ngay với sếp Trọng. Thắng làm theo, từđầu dây bên kia, ông Trọng nói: "Lên phòng làm việc, có việc nhờ".
Tại phòng của Phó giám đốc Công an Hải Phòng, Thắng được ông Trọng nói ông Dũngsắp bị bắt và muốn nhờ chở ra khỏi Hà Nội. Khi theo chân ông Trọng xuống sân, Thắng thấy có chiếcPorsche màu trắng chờ sẵn.
Theo chỉ đạo, Thắng lái xe đến đón ông Tuấn (cùng ở Hải Phòng) rồi đi về Hà Nội.Dọc đường, Thắng nhận điện thoại của ông Trọng bảo tới khu vực Phố Nối (Hưng Yên) dừng lại.
Thắng sau đó gặp chiếc ôtô chở ông Sơn và Trọng. Ông Sơn giao Thắng một túi nilondặn đưa tận tay cho ông Dũng. Lúc này, ông Trọng nói chuyện riêng với Tuấn. "Lúc nhận túi, bị cáokhông biết bên trong có gì, sau mới biết là điện thoại", Thắng khai.
Theo hướng dẫn của Tuấn, Thắng lái xe về khu vực quận Cầu Giấy, Hà Nội. Vào mộtngôi nhà ở gần khu vực sông Tô Lịch, Tuấn đi vào trong. Một tiếng sau, Tuấn và ông Dũng đi ra xe.Tối hôm đó, chiếc Porsche chở theo Dũng phóng về hướng Quảng Ninh.
Theo lời khai của Thắng, sau khi đưa ông Dũng vào một căn nhà, xe quay trở lạiHải Phòng. Sáng 21/5/2012, ông Trọng gọi sang phòng của Thắng và nói muốn đưa Dũng vào miền Nam.Thắng hỏi có ai cùng đi, ông Trọng bảo có Ánh.
Thực hiện lời dặn của ông Trọng, Thắng đi mua hai điện thoại mới, sim rác và đưaÁnh một cái. Điện thoại chính của cả hai để lại ở nhà. Trưa 21/5/2012, hai cảnh sát này lên đườngđi Quảng Ninh đón ông Dũng tại chính căn nhà hôm trước.
Theo lời khai của Thắng, dọc đường đi vào TP HCM, ông Dũng thi thoảng nghe điệnthoại, còn lại nằm nghỉ không nói chuyện. Đến nơi, Thắng được Phong hướng dẫn lái xe về huyện CủChi. Chủ tọa hỏi: "Hành trình từ Quảng Ninh - TP HCM mất 3 ngày, trên đường có ai gọi cho bị cáokhông?". Thắng đáp: "Anh Sơn gọi một hai lần".
Tới một cánh đồng hoang ở Củ Chi, ông Dũng và Dũng "Bắc Kạn", Phong chuyển sangchiếc xe khác. Thắng và Ánh lái chiếc Prado quay trở về Hải Phòng.
Thắng cho rằng anh ta làm những việc trên theo "nhờ vả" của ông Trọng và khôngbiết gì về kế hoạch bỏ trốn của ông Dũng.
9h30, tòa thẩm vấn bị cáo Tuấn, bạn thân của bị cáo Trọng. Theolời khai, Tuấn được cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng nhờ: "Bạn và Thắng đến nhà Nhung để đón anhDũng". Trước đó, Tuấn biết Nhung là bạn gái của ông Trọng và có biết nhà.
Khi đưa ông Dũng vào một ngôi nhà ở Quảng Ninh, Tuấn xách đồ cho ông này vào, nóiđây là nhà của bố mẹ cô Nhung rồi quay về. "Bị cáo bây giờ đang hoang mang không biết như vậy có làphạm tội hay chưa?", bị cáo Tuấn trình bày.
10h10, bị cáo Phong khai Sơn gọi điện cho anh ta "nhờ hỏi xem cóđưa được người ra nước ngoài không". Nghi can nguyên là cán bộ hải quan đang trốn truy nã nhiều nămnày ngay sau đó đã cùng với Dũng "Bắc Kạn" đến nhà phó phòng cảnh sát hình sự Sơn tại Hải Phòng đểtrao đổi kế hoạch đưa ông Dũng bỏ trốn. Cả nhóm làm theo đề xuất của Dũng "Bắc Kạn" đưa ông Dũngsang Campuchia rồi sang nước thứ ba.
Sau đó, khi Phong vào TP HCM và được Sơn đưa số điện thoại của Thắng để hai bênhẹn gặp nhau tại Củ Chi. Theo kế hoạch, nhóm này đã đưa ông Dũng tới Tây Ninh để sangCampuchia.
Chủ tọa hỏi: "Theo bị cáo, vì sao phải đưa ông Dũng bỏ trốn?". Phong đáp: "Bị cáokhông rõ, chỉ biết không được đưa anh Dũng đi công khai mà chỉ đi đường tiểu ngạch để sangCampuchia".
Phong sau đó cùng ông Dũng bay sang Singapore. Khi trở về Việt Nam, Phong nhậnđược điện thoại của ông Dũng báo đã bị từ chối cấp visa vào Mỹ. "Một hai hôm sau, bị cáo mới sangCampuchia gặp anh Dũng và đưa về Campuchia", Phong khai.
Khi ông Trọng lo lắng cho cuộc sống của ông Dũng đã yêu cầu Phong sang Campuchialần thứ hai để thu xếp chỗ ở cho an toàn hơn. "Bị cáo có đưa gì cho Dương Chí Dũng?", tòa hỏi.Phong đáp: "Bị cáo giao 4.000 USD".
Bị cáo Sơn khai trước tòa. Ảnh: Quý Đoàn |
10h35, sau khi nghỉ giải lao 5 phút, phiên tòa tiếp tục làmviệc. Chủ tọa hỏi Phong: "Theo nhận thức của bị cáo mọi việc là do ai chỉ đạo?". Phong trả lời: "Bịcáo chỉ đoán là anh Trọng, chứ không biết cụ thể vì mọi việc đều do anh Sơn liên lạc, chỉ đạo trựctiếp là chủ yếu".
Dũng "Bắc Kạn" khai có nhận điện thoại của ông Trọng. Sau khi nói nội dung nhờvả, ông Trọng hỏi: "Mày có dám vì anh không". Trong "cuộc họp chiến lược" tại nhà Sơn, cả nhómthống nhất dùng biệt danh để không bị lộ tung tích. Theo đó, gọi Dũng "Bắc Kạn" là "Kạn", Phong làGió và ông Dũng là Đồng.
Khi vào một casino ở Campuchia, Dũng "Bắc Kạn" chi 5.000 USD để được một người ởđây đóng dấu vào hộ chiếu phục vụ cho hành trình tới Phnom Pênh. Khi ông Dũng đến Singapore để sangMỹ, bị cáo về TP HCM.
Ngày 29/12/2012, Dũng "Bắc Kạn" được phó phòng hình sự Sơn liên lạc, nhờ tìm giúpngười lo lót cho ông Dũng vì đã không bay được sang Mỹ. Sau cuộc gọi điện nhờ vả của ông Trọng,Dũng "Bắc Kạn" quay lại Campuchia đưa tiền và thu xếp chỗ ở cho ông Dũng.
10h50, bị cáo Sơn khai ngày 17/5/2012 được ông Trọng gọi sangphòng làm việc, thông báo "tình hình anh Dũng đang xấu". Không bàn tiếp việc của ông Dũng, Sơn đượcsếp Trọng nhờ cùng đi về Hà Nội dự sinh nhật một người bạn.
Đến Phố Nối (Hưng Yên), Sơn được ông Trọng giao túi nilon bên trong có điệnthoại, bảo đưa cho Thắng. Sau đó, Sơn cùng ông Trọng và Ánh đi sinh nhật. Sáng 19/5/2012, tại nhàbố mẹ Sơn, mọi người bàn chuyện của ông Dũng. Ông Trọng nói nên đưa ông Dũng "tạm lánh một thờigian".
Theo lời khai của bị cáo Sơn, hôm đó, mọi người không phân công gì nhưng ai cũnghiểu phải đưa ông Dũng ra nước ngoài. Mọi việc Sơn làm cho anh em ông Trọng đều xuất phát từ quanhệ tình cảm, đồng nghiệp. "Trong kế hoạch này, anh Trọng giao cho mỗi người một việc", Sơnkhai.
11h5, bị cáo Trọng trả lời thẩm vấn. Chủ tọa hỏi: "Ai báo tincho bị cáo về việc anh Dũng sẽ bị khởi tố?". Cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng trả lời: "Như tronglời khai, tôi không biết".
Chủ tọa tiếp tục truy vấn: "Bị cáo có nghe rõ lời khai của Sơn vừa xong". Dù đáp"có" nhưng ông Trọng bảo "không phủ nhận cũng không công nhận lời khai của Sơn". Bị cáo Trọng cũngbác toàn bộ lời khai của bị cáo Tuấn về nội dung trao đổi giữa hai người.
Ông Trọng bảo giữ nguyên lời khai tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa. Phầnthẩm vấn bị cáo này được tòa dừng lại sau 3 phút tiến hành.
Dương Tự Trọng bị thẩm vấn trong vòng 3 phút. Ảnh: Quý Đoàn |
11h20, nhân chứng Dương Chí Dũng khai trưa 17/5/2012 gọi điệncho một cán bộ thuộc Bộ Công an hỏi ông này đã về đến Hà Nội chưa. Chiều cùng ngày, ông Dũng đếngần nhà vị này và sau đó được hẹn tối đến. Khoảng 18h hôm đó, ông Dũng nhận được điện thoại của cánbộ trên nói quyết định khởi tố, bắt tạm giam đã được phê chuẩn. "Chú nên tránh đi một thời gian",ông Dũng khai lại lời khuyên được nhận.
TAND Hà Nội sau đó dừng việc thẩm vấn, thông báo nghỉ trưa.
Trước đó, khi bị xét xử trong vụ tiêu cực xảy ra tại Vinalines, ông Dũng đề cậpthoáng qua đến cuộc điện thoại mật, báo tin bị khởi tố nên đã trốn đi. Tuy nhiên, khi chủ tọa hỏilại, ông trả lời không tiện nói hết tại đây song sẽ trình bày trong phiên tòa khác.
13h30, phiên xử sẽ tiếp tục.
Ngày 17/5/2012, Cơ quan cảnh sát điềutra Bộ Công an khởi tố vụ án cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế và chức vụ xảy ratại Vinalines. Quyết định khởi tố ông Dũng được ký cùng ngày. Ngày 18/5/2012, Cơ quan điều tra thựcthi lệnh bắt, khám xét nhưng ông Dũng không có mặt tại nhà và cơ quan. Cũng trong ngày hôm đó, BộCông an phát lệnh truy nã nghi can này. Giữa tháng 6/2012, lệnh truy nã quốc tếông Dũng được Interpol phát đi. Ngày 4/9/2012, ông Dũng bị bắt tạiCampuchia. Ngày 7/9/2012, vụ án tổ chức đưa ngườitrốn đi nước ngoài được khởi tố. Trần Văn Dũng là nghi can đầu tiên bị bắt (ngày 4/9/2012). Ngày 5/12/2012, Vũ Tiến Sơn bị bắt. Ngày 18/12/2012, Đồng Xuân Phong bịbắt. Ngày 27/1/2013, Hoàng Văn Thắng bịbắt. Ngày 28/1/2013, Nguyễn Trọng Ánh bịbắt. Ngày 22/2/2013, Dương Tự Trọng bị bắt,lúc này đã được thăng chức làm Cục phó Cục cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội, Bộ Côngan. Ngày 20/3/2013, Phạm Minh Tuấn bịbắt. |
Mai Chi
Nguồn VnExpress