Dự trữ dầu toàn cầu tăng nhanh nhất 14 năm có thể khiến giá dầu giảm
Hiện nay, hầu hết phần sản lượng dầu dư thừa được chuyển vào kho dự trữ của các quốc gia đang phát triển, nơi khan hiếm nhiên liệu.
Nguồn cung dầu bị gián đoạn tại các quốc gia ngoài OPEC cũng sắp phục hồi trở lại. Nam Sudan tuần này đã thống nhất được chi phí quá cảnh với quốc gia lân cận phía bắc. Yemen sửa lại đường ống dẫn dầu chính. Hai quốc gia này sẽ đóng góp thêm khoảng 500.000 thùng dầu/ngày.
Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng toàn cầu dự đoán giá dầu Brent sẽ xuống 93 USD/thùng vào tháng 9 tới và xuống chỉ còn 83 USD/thùng vào cuối năm nay. Chuyên gia cũng dự đoán OPEC có thể phải cắt giảm sản lượng xuống còn 30-30,5 triệu thùng/ngày để ngăn chặn giá giảm sâu hơn.
Hầu hết các nhà đầu tư bỏ qua những con số này khi mọi chú ý đang hướng về lệnh trừng phạt của Mỹ lên Iran, gây lo ngại nguồn cung dầu bị gián đoạn. Giá dầu Brent lên trên 110 USD/thùng do căng thẳng chính trị tại Syria leo thang.
Tuy nhiên, thực tế nhu cầu dầu thô thế giới đang đối mặt với giảm phát. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tháng trước hạ dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu năm nay xuống còn 88,64 triệu thùng/ngày.
Sắp tới các nhà sản xuất sẽ gặp phải khó khăn trong việc tìm đầu ra cho phần sản lượng dư thừa khi Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ 2 thế giới giảm sức mua. Nhập khẩu dầu tháng 6 của nước này giảm 12% so với tháng 5, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2010 do các kho dự trữ đã được lấp đầy. Trung Quốc đang xây dựng kho dự trữ dầu thô lên đến 270 triệu thùng.
Nguồn Bloomberg/Khampha