Dư thừa nhôm toàn cầu, Trung Quốc giảm công suất
Thực tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng thêm nhà máy luyện mới ở Tân Cương, nơi có trữ lượng than phong phú, làm cho chi phí năng lượng rẻ hơn so với các tỉnh khác và một số nhà máy luyện mới được ưu đãi về thuế, theo Ling Wong và Yanchen Wang, chuyên gia tư vấn CRU.
Trung Quốc hiện sản xuất 24 triệu tấn nhôm trên 28 triệu tấn công suất lắp đặt, bà Wong nói.
Theo bà, thị phần sản xuất nhôm toàn cầu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng, từ khoảng 46% hiện nay lên trên 50% vào cuối thập kỷ này. Khi đó, sản lượng có thể đạt 42 triệu tấn. Sau đó, công suất sẽ ổn định
Nhà sản xuất nhôm Rusal của Nga và Alcoa của Mỹ trong tháng này cũng thông báo có kế hoạch cắt giảm công suất nhằm giảm lượng tồn kho toàn cầu hiện đang ở mức cao kỷ lục và hỗ trợ giá nhôm vốn đã giảm hơn 1/3 kể từ khi đạt đỉnh trong năm 2011. Theo chuyên gia tư vấn Colin Pratt của CRU, Rusal và Alcoa có thể cắt giảm 1 triệu tấn công suất. Tuy nhiên, cần giảm thêm 2 triệu tấn công suất nữa để giải quyết vấn đề dư cung quá mức ngay lập tức.
Một số nhà máy luyện Trung Quốc đã cắt giảm công suất trong năm nay vì giá thấp hơn so với năm ngoái. Giá nhôm kỳ hạn trên sàn Thượng Hải hiện là 14.500 nhân dân tệ/tấn. Các nhà máy sẽ cắt giảm tiếp công suất nếu giá xuống dưới 14.000 nhân dân tệ/tấn, ông Wang cho biết.
Trong đó, rất nhiều nhà máy luyện nhôm khác ở Trung Quốc dù thua lỗ nhưng vẫn đang cân nhắc việc có tiếp tục hoạt động hay không vì việc đóng cửa và khởi động lại tốn rất nhiều chi phí. Hơn nữa, nhu cầu nhôm trong nước tiếp tục mạnh.
Nguồn Dân Việt/Marketwatch