Thứ Tư | 18/09/2013 09:50
Dự thảo nới room cho nhà đầu tư nước ngoài lên 60%
VAFI ủng hộ nới room cho khối ngoại lên 60%, thay vì mức hiện tại là 49%.
Sáng ngày 17/9/2013, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có buổi làm việc với các thành viên thị trường là các tổ chức có liên quan đến đầu tư nước ngoài như: các quỹ đầu tư, ngân hàng lưu ký, công ty chứng khoán có nhiều khách hàng là nhà đầu tư nước ngoài để lắng nghe những ý kiến góp ý về dự thảo quyết định về việc tham gia của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam (thay thế Quyết định 55/2009/QĐ-TTg).
Là người tham dự với tư cách là đại diện cho Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI), ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký VAFI nói với báo giới:
Quyết định về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam là một quyết định vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các công ty quản lý quỹ nước ngoài, các công ty quản lý quỹ trong nước, các công ty chứng khoán và một số công ty niêm yết.
Chúng tôi đánh giá cao sự ủng hộ của các cơ quan quản lý trực tiếp thị trường chứng khoán như: Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong việc xây dựng dự thảo này với tinh thần là lắng nghe và cầu thị đối với các ý kiến đóng góp từ thị trường. Với tinh thần đó, cuộc gặp mặt đã diễn ra với kết quả rất tốt.
Chúng tôi cũng rất đồng thuận với quan điểm mà Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi xây dựng dự thảo. Đến thời điểm này, quan điểm và chủ trương về mở cửa thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã có những thay đổi nhất định và đây là tín hiệu tốt để có thể thực hiện đề xuất về tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, trong bối cảnh này, việc nới lỏng sẽ phải từ từ và tỷ lệ 60% như đề xuất trong dự thảo, chúng tôi cho rằng cũng là hợp lý.
Những nội dung sửa đổi quan trọng nhất trong quyết định này được ông đánh giá cao là gì?
Chúng tôi đánh giá cao dự thảo mới nhất này và có khá nhiều điểm mới. Trong khá nhiều điểm thay đổi thì có hai điểm quan trọng.
Thứ nhất, chúng tôi cũng đồng ý với đề xuất đối với tăng tỷ lệ sở hữu của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán trong dự thảo lên mức tối đa 60%, dành cho các tổ chức và cá nhân đầu tư nước ngoài - không giới hạn là đối tác chiến lược nước ngoài như dự thảo trước.
Thời điểm này, việc nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài như theo đề xuất của Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lên mức 60% thay vì mức 49% như hiện nay là rất quan trọng đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Việc nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp niêm yết sẽ giúp tăng thanh khoản cổ phiếu, tăng huy động vốn cho thị trường, thay đổi cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp theo hướng gia tăng nhà đầu tư tổ chức, tích dòng vốn nước ngoài từ các cổ đông nước ngoài, từ đó cải thiện hơn quản trị và hiệu quả doanh nghiệp.
Thứ hai, tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư không hạn chế đối với chứng chỉ quỹ của quỹ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán. Với quỹ mở, quy định cũng sẽ được coi như nhà đầu tư trong nước, dù có sự đầu tư không hạn chế tỷ lệ của nhà đầu tư nước ngoài.
Nếu nội dung này trong quyết định được ban hành đúng như dự thảo thì sẽ giúp cho các quỹ đầu tư trong nước thanh khoản hơn, dễ huy động vốn hơn và gia tăng quỹ mở, góp phần quan trọng trong việc vực dậy ngành quỹ hiện nay vốn đang phải vất vả xoay xở để tồn tại, điều kiện kinh doanh của các công ty quản lý quỹ cũng được cải thiện hơn dù chưa phải là hoàn hảo.
Nếu dự thảo được chấp thuận, theo ông sẽ có những tác động ra sao đối với thị trường?
Tôi cho rằng, nếu các nội dung của quyết định được ban hành như dự thảo mới nhất, tôi tin rằng sẽ có tác động mạnh tới thị trường chứng khoán ở những khía cạnh như: tăng thanh khoản, mở ra điều kiện thành lập cho các quỹ đầu tư (đặc biệt là quỹ mở thu hút dòng vốn nước ngoài thuận lợi hơn), từ đó dễ huy động vốn từ nước ngoài hơn, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp theo hướng có nhiều nhà đầu tư tổ chức, thêm đất sống cho công ty quản lý quỹ...
Hơn thế nữa, đây là một văn bản điều chỉnh đối với đối tượng trực tiếp là nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên với tinh thần cởi mở như theo tinh thần dự thảo thì nó sẽ có lợi cho tất cả các bên tham gia thị trường (nhà đầu tư trong nước, doanh nghiệp niêm yết), từ đó tác động tích cực đến nền kinh tế.
Là người tham dự với tư cách là đại diện cho Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI), ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký VAFI nói với báo giới:
Quyết định về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam là một quyết định vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các công ty quản lý quỹ nước ngoài, các công ty quản lý quỹ trong nước, các công ty chứng khoán và một số công ty niêm yết.
Chúng tôi đánh giá cao sự ủng hộ của các cơ quan quản lý trực tiếp thị trường chứng khoán như: Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong việc xây dựng dự thảo này với tinh thần là lắng nghe và cầu thị đối với các ý kiến đóng góp từ thị trường. Với tinh thần đó, cuộc gặp mặt đã diễn ra với kết quả rất tốt.
Chúng tôi cũng rất đồng thuận với quan điểm mà Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi xây dựng dự thảo. Đến thời điểm này, quan điểm và chủ trương về mở cửa thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã có những thay đổi nhất định và đây là tín hiệu tốt để có thể thực hiện đề xuất về tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, trong bối cảnh này, việc nới lỏng sẽ phải từ từ và tỷ lệ 60% như đề xuất trong dự thảo, chúng tôi cho rằng cũng là hợp lý.
Những nội dung sửa đổi quan trọng nhất trong quyết định này được ông đánh giá cao là gì?
Chúng tôi đánh giá cao dự thảo mới nhất này và có khá nhiều điểm mới. Trong khá nhiều điểm thay đổi thì có hai điểm quan trọng.
Thứ nhất, chúng tôi cũng đồng ý với đề xuất đối với tăng tỷ lệ sở hữu của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán trong dự thảo lên mức tối đa 60%, dành cho các tổ chức và cá nhân đầu tư nước ngoài - không giới hạn là đối tác chiến lược nước ngoài như dự thảo trước.
Thời điểm này, việc nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài như theo đề xuất của Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lên mức 60% thay vì mức 49% như hiện nay là rất quan trọng đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Việc nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp niêm yết sẽ giúp tăng thanh khoản cổ phiếu, tăng huy động vốn cho thị trường, thay đổi cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp theo hướng gia tăng nhà đầu tư tổ chức, tích dòng vốn nước ngoài từ các cổ đông nước ngoài, từ đó cải thiện hơn quản trị và hiệu quả doanh nghiệp.
Thứ hai, tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư không hạn chế đối với chứng chỉ quỹ của quỹ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán. Với quỹ mở, quy định cũng sẽ được coi như nhà đầu tư trong nước, dù có sự đầu tư không hạn chế tỷ lệ của nhà đầu tư nước ngoài.
Nếu nội dung này trong quyết định được ban hành đúng như dự thảo thì sẽ giúp cho các quỹ đầu tư trong nước thanh khoản hơn, dễ huy động vốn hơn và gia tăng quỹ mở, góp phần quan trọng trong việc vực dậy ngành quỹ hiện nay vốn đang phải vất vả xoay xở để tồn tại, điều kiện kinh doanh của các công ty quản lý quỹ cũng được cải thiện hơn dù chưa phải là hoàn hảo.
Nếu dự thảo được chấp thuận, theo ông sẽ có những tác động ra sao đối với thị trường?
Tôi cho rằng, nếu các nội dung của quyết định được ban hành như dự thảo mới nhất, tôi tin rằng sẽ có tác động mạnh tới thị trường chứng khoán ở những khía cạnh như: tăng thanh khoản, mở ra điều kiện thành lập cho các quỹ đầu tư (đặc biệt là quỹ mở thu hút dòng vốn nước ngoài thuận lợi hơn), từ đó dễ huy động vốn từ nước ngoài hơn, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp theo hướng có nhiều nhà đầu tư tổ chức, thêm đất sống cho công ty quản lý quỹ...
Hơn thế nữa, đây là một văn bản điều chỉnh đối với đối tượng trực tiếp là nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên với tinh thần cởi mở như theo tinh thần dự thảo thì nó sẽ có lợi cho tất cả các bên tham gia thị trường (nhà đầu tư trong nước, doanh nghiệp niêm yết), từ đó tác động tích cực đến nền kinh tế.
Nguồn VnEconomy