Dư nợ của Vinalines tại VietinBank khoảng trên 2.000 tỷ đồng
Theo ông Hùng, khoản dư nợ này thuộc các đơn vị của Vinalines vẫn đang được cơ cấu lại, hoạt động và khả năng trả nợ tốt dù còn một số khó khăn. Trong năm nay, VietinBank cũng đang bàn bạc với phía Vinalines để tiếp tục cơ cấu và có giải pháp tài chính cơ cấu lại số nợ này.
Đánh giá về dư nợ cho khu vực nhà nước, lãnh đạo VietinBank cho biết, dư nợ dành cho khu vực này không tăng nhiều năm vừa qua. Bên cạnh đo, VietinBank cũng đang tiếp tục cơ cấu lại, xem xét lựa chọn, và đưa ra hạn mức tín dụng khắt khe.
Dư nợ trong khu vực nhà nước tăng trong năm vừa qua chủ yếu là do đầu tư 300 triệu USD cho nhà máy phân đạm Hà Bắc; hay khoản đầu tư cho nhà máy phân đạm Cà Mau của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); mở rồng đầu tư mạng cho tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel); tập trung cho vay đầu tư cao su của tập đoàn Cao su Việt Nam...
Tuy nhiên, ông Hùng cũng trấn an cổ đông rằng những khoản trên được tập trung vào các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và không làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của VietinBank.
Trả lời câu hỏi về tổng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của VietinBank, ông Hùng tiết lộ, con số này khoảng trên 10.000 tỷ đồng bao gồm trái phiếu tham gia một số lĩnh vực, tập đoàn kinh tế lớn như: Tập đoàn Than - Khoáng sản (Vinacomin), Tập đoàn Điện lực (EVN), Tập đoàn Cao su...
Theo ông Hùng, khoản đầu tư trái phiếu trên tập trung vào các doanh nghiệp hiệu quả và được đánh giá trên năng lực tài chính, hiệu quả của doanh nghiệp nên không có tài sản bảo đảm. Kỳ hạn chủ yếu là từ 3 - 5 năm, trong đó kỳ hạn 3 năm khoảng 3.000 tỷ đồng, còn lại là 5 năm.
Ông Hùng cũng cho biết biết rằng, trái phiếu liên quan bất động sản bất động sản tại VietinBank khoảng trên 2.000 tỷ đồng, có tài sản bảo đảm lớn hơn rất nhiều so với lượng trái phiếu này.
Nguồn Dân Việt