Thứ Bảy | 26/10/2013 20:51
Dự kiến hụt thu 63.000 tỷ đồng trong năm nay
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, việc nâng trần bội chi để cố gắng đầu tư vào những chỗ cho đầu tư phát triển chứ không đủ bù hết số hụt thu.
Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 10 diễn ra chiều nay (26/10), về việc Chính phủ xin Quốc hội nâng bội chi từ 4,8% lên 5,3%, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, nguyên nhân là do năm nay sản xuất kinh doanh khó khăn và đây là lần đầu tiên sau mười mấy năm bị hụt thu.
"Kế hoạch đầu năm mà Chính phủ đã trình cuối năm ngoái và Quốc hội đã thông qua thì năm 2013 sẽ thu được bao nhiêu tiền và chi bao nhiêu tiều, chi vào đâu, đều có kế hoạch rất cụ thể. Đến gần cuối năm, thu hụt thì xin nâng bội chi, tức là mình tiêu nhiều hơn thu được để bù vào thực hiện kế hoạch chi mà chúng ta đã làm năm ngoái chứ không phải nâng lên để làm cái gì mới. Do đó, ảnh hưởng đến lạm phát không phải là in thêm tiền để làm thêm những việc mới ngoài kế hoạch", Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cho biết thêm rằng, cách đây 2-3 tháng, Bộ Tài chính rà soát lại thì thấy thu năm nay khó quá và dự kiến hụt thu khoảng 63.000 tỷ đồng. Trong khi đó tổng vốn đầu tư từ NSNN năm 2013 khoảng 185.000 tỷ đồng. Trần bội chi được nâng từ 4,8% lên 5,3%, tương ứng 18.500 tỷ đồng là cố gắng để đầu tư vào những chỗ cho đầu tư phát triển nhưng mà nguồn thu không có, chứ không phải nâng trần bội chi lên hết để đủ bù 63.000 tỷ đồng.
Bộ trưởng cũng khẳng định, tất cả những kế hoạch hằng năm, chi tiêu ngân sách, đầu tư cũng như kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các quy hoạch phát triển ngành và của các địa phương thì phần nhiều đều giao cho các cơ quan có chức năng nghiên cứu xây dựng, hoặc tham gia xây dựng. Và nhất định là trong quá trình thẩm định trước khi phê duyệt, bao giờ cũng lấy ý kiến đông đảo các nhà khoa học.
"Rất nhiều vấn đề được đặt lên, đặt xuống, mỗi người đều có cái lý của mình nhưng Trung ương Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội khi xem xét kế hoạch hằng năm và 5 năm đều xem xét rất tổng thể", ông chia sẻ.
Để cắt giảm chi tiêu công, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, tinh thần chung của Chính phủ là triệt để tiết kiệm trong cả chủ trương đầu tư và việc chi tiêu thường xuyên.
"Bộ Tài chính đang nghiên cứu phân tích câu chuyện khoán. Giải pháp khoán cũng có mặt lợi, nhưng không phải không có hạn chế. Bộ Tài chính cùng các bộ đang phân tích đánh giá kỹ để trình Chính phủ. Còn Chính phủ, tinh thần thì bất cứ việc gì tiết kiệm dù nhỏ nhất cũng đều khuyến khích. Trong phiên họp hôm nay, Chính phủ ra quyết nghị, trước đây nói nhiều tới tiết kiệm, giảm đi nước ngoài, giảm hội họp. Bây giờ, Chính phủ yêu cầu từng bộ lên rõ kế hoạch cắt những khoản nào, cụ thể bao nhiêu", ông nói thêm.
"Kế hoạch đầu năm mà Chính phủ đã trình cuối năm ngoái và Quốc hội đã thông qua thì năm 2013 sẽ thu được bao nhiêu tiền và chi bao nhiêu tiều, chi vào đâu, đều có kế hoạch rất cụ thể. Đến gần cuối năm, thu hụt thì xin nâng bội chi, tức là mình tiêu nhiều hơn thu được để bù vào thực hiện kế hoạch chi mà chúng ta đã làm năm ngoái chứ không phải nâng lên để làm cái gì mới. Do đó, ảnh hưởng đến lạm phát không phải là in thêm tiền để làm thêm những việc mới ngoài kế hoạch", Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cho biết thêm rằng, cách đây 2-3 tháng, Bộ Tài chính rà soát lại thì thấy thu năm nay khó quá và dự kiến hụt thu khoảng 63.000 tỷ đồng. Trong khi đó tổng vốn đầu tư từ NSNN năm 2013 khoảng 185.000 tỷ đồng. Trần bội chi được nâng từ 4,8% lên 5,3%, tương ứng 18.500 tỷ đồng là cố gắng để đầu tư vào những chỗ cho đầu tư phát triển nhưng mà nguồn thu không có, chứ không phải nâng trần bội chi lên hết để đủ bù 63.000 tỷ đồng.
Bộ trưởng cũng khẳng định, tất cả những kế hoạch hằng năm, chi tiêu ngân sách, đầu tư cũng như kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các quy hoạch phát triển ngành và của các địa phương thì phần nhiều đều giao cho các cơ quan có chức năng nghiên cứu xây dựng, hoặc tham gia xây dựng. Và nhất định là trong quá trình thẩm định trước khi phê duyệt, bao giờ cũng lấy ý kiến đông đảo các nhà khoa học.
"Rất nhiều vấn đề được đặt lên, đặt xuống, mỗi người đều có cái lý của mình nhưng Trung ương Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội khi xem xét kế hoạch hằng năm và 5 năm đều xem xét rất tổng thể", ông chia sẻ.
Để cắt giảm chi tiêu công, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, tinh thần chung của Chính phủ là triệt để tiết kiệm trong cả chủ trương đầu tư và việc chi tiêu thường xuyên.
"Bộ Tài chính đang nghiên cứu phân tích câu chuyện khoán. Giải pháp khoán cũng có mặt lợi, nhưng không phải không có hạn chế. Bộ Tài chính cùng các bộ đang phân tích đánh giá kỹ để trình Chính phủ. Còn Chính phủ, tinh thần thì bất cứ việc gì tiết kiệm dù nhỏ nhất cũng đều khuyến khích. Trong phiên họp hôm nay, Chính phủ ra quyết nghị, trước đây nói nhiều tới tiết kiệm, giảm đi nước ngoài, giảm hội họp. Bây giờ, Chính phủ yêu cầu từng bộ lên rõ kế hoạch cắt những khoản nào, cụ thể bao nhiêu", ông nói thêm.