Thứ Tư | 12/06/2013 10:37

Dragon Capital: Đã thấy đáy của nền kinh tế Việt Nam

Dragon Capital tin rằng VAMC sẽ làm giảm bớt một số áp lực lên hệ thống ngân hàng và quan trọng hơn VAMC sẽ giúp tăng trưởng tín dụng trở lại.
Báo cáo chiến lược tháng 5/2013 của Dragon Capital cho thấy một trong hai vấn đề cốt yếu của ngành ngân hàng là thanh khoản và nợ xấu đã được giải quyết một phần; lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 3 tháng đã giảm từ 2 chữ số xuống 6%/năm trong khi lãi suất qua đêm duy trì ở mức 2-3% trong nhiều tháng, đối với nợ xấu có thể mất nhiều thời gian để giải quyết và xa hơn có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng nền kinh tế.

Một tin tốt là nguy cơ sụp đổ của hệ thống ngân hàng đã biến mất nhưng việc Việt Nam có thể tránh được chu kỳ kinh tế tăng trưởng chậm hay không phụ thuộc vào việc xử lý nợ xấu. Trong 2 năm qua lãi suất cho vay đã tăng mạnh từ 9,5% trong thời điểm 2000-2007 lên mức 14-24% năm 2008-2013.

Do việc cắt giảm lãi suất, lãi suất cho vay gần đây đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, nếu không có một kế hoạch hợp lý để đối phó với nợ xấu, sẽ rất khó để lãi suất cho vay có thể giảm một cách thích hợp để tín dụng tăng trở lại. Dragon kỳ vọng đây là thời điểm thích hợp để cân đối vốn hợp lý. Tuy nhiên báo cáo của Dragon cho rằng Việt Nam vẫn là một trong số ít các nước có lãi suất thực dương, dự báo lạm phát năm 2013 là 6,3% và lãi suất huy động từ 7,5 đến 8%/năm.

Theo Dragon Capital, hiệu quả của VAMC gần tương tự như chương trình nới lỏng định lượng ở các nước phương Tây, tuy nhiên VAMC của Việt Nam lên sẵn kế hoạch rút lui khi yêu cầu các ngân hàng phải trích lập dự phòng hàng năm 20%. Trong khi điều này không giải quyết được vấn đề chất lượng tài sản nhưng nó sẽ giúp các ngân hàng có thêm thời gian để hồi phục và thu hồi nợ xấu.

Điều này được kỳ vọng rằng, chương trình nới lỏng tiền tệ của Việt Nam (“Vietnam’s QE program”) sẽ có tác dụng đưa nền kinh tế trở lại đúng hướng. Tuy nhiên các ngân hàng có thể miễn cưỡng tham gia do việc trích lập dự phòng 20% hàng năm sẽ khiến lợi nhuận của các ngân hàng giảm đáng kể.

Dragon Capital tin rằng VAMC sẽ làm giảm bớt một số áp lực lên hệ thống ngân hàng và các ngân hàng sẽ có thêm thời gian để giải quyết nợ xấu. Quan trọng hơn, VAMC sẽ giúp tín dụng tăng trưởng trở lại.

Dragon Capital: Đã thấy đáy của nền kinh tế Việt Nam

Đánh giá về các chỉ số kinh tế ở Việt Nam, Dragon cho rằng chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong tháng 5 giảm xuống 48,8 điểm không có nghĩa là quá trình hồi phục bị phá vỡ, điều này cho rằng quá trình giải quyết hàng tồn kho sẽ mất nhiều thời gian hơn và quá trình phục hồi sắp tới sẽ khá gập ghềnh. Dragon Capital cho rằng quá trình hồi phục của nền kinh tế sẽ mạnh hơn vào nửa sau của năm 2013 khi các chính sách tiền tệ có hiệu lực và Dragon kỳ vọng chỉ số niềm tin tiêu dùng và kinh doanh đều tăng vào nửa sau của năm 2013, điều này sẽ tác động tích cực đến chỉ số PMI trong những tháng tới.

Một con số khác đáng chú ý đó là doanh số bán xe. Doanh số bán xe là một trong các chỉ số ưa thích của Dragon Capital để đo nhu cầu trong nước, tương tự như chỉ số bán hàng tự động của Mỹ. Chỉ số này của Việt Nam đã giảm trong suốt 2 năm qua, tuy nhiên đến tháng 6/2013 thì chỉ số này đã tăng trở lại từ mức giảm 27% trong tháng 10/2012 (tính theo quý) lên tăng trưởng 11,3% trong tháng 4/2013. Ngoài ra, số lượng nhập khẩu ô tô và xe máy tăng mạnh cho thấy nhu cầu trong nước phục hồi.

Dragon Capital: Đã thấy đáy của nền kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng doanh số bán và nhập khẩu xe

Việt Nam uớc tính thâm hụt thương mại từ đầu năm khoảng 1,9 tỷ USD, đánh dấu sự suy giảm đáng chú ý về thâm hụt ngân sách so với con số 600 triệu USD của cùng kỳ 2012. Tuy nhiên theo Dragon điều này không quá nghiêm trọng bởi 2 lý do chính: (1) xuất khẩu yếu do ảnh hưởng bởi các loại hàng hóa trong khi sản xuất tăng trưởng 28% (theo quý); (2) sự gia tăng của nhập khẩu ảnh hưởng bởi cả nhu cầu nội địa và lĩnh vực FDI.

Tăng trưởng nhập khẩu trong nước đã tăng từ mức âm trong suốt năm 2012 lên mức dương 13% (trong 3 tháng tính tới tháng 5). Mức tăng trưởng nhập khẩu cao nhất của khu vực sản xuất nguyên vật liệu nội địa trong khi mức nhập khẩu tiêu dùng từ mức giảm 19% /quý vào cuối năm 2012 hiện chỉ còn giảm 5% cho thấy nền kinh tế có thể đã thấy đáy của nó. Dragon Capital quan sát thấy một số dự án FDI sẽ vào Việt Nam trong tháng tới. Điều này sẽ làm tăng nhập khẩu nhưng quan trọng hơn các dự án FDI sẽ tác động tích cực đến cán cân thương mại, có thể là trong năm 2014 hoặc 2015.

Dragon Capital tăng dự báo tăng trưởng nhập khẩu năm 2013 từ mức 14% lên 22% và cán cân thương mại sẽ tăng lên 3,6 tỷ USD trong năm 2013 (2,4% GDP).

Dragon Capital: Đã thấy đáy của nền kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng nhập khẩu tháng 5

Nguồn CafeF


Sự kiện