Ảnh: VOV

 
Thiên Vân Thứ Năm | 19/03/2020 15:41

Động thái điều chỉnh lãi suất ảnh hưởng ra sao đến hoạt động của các ngân hàng?

SSI Research ước tính việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động sẽ giúp giảm chi phí huy động của các ngân hàng trong năm 2020.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gần đây đã ban hành chính sách lãi suất mới có hiệu lực kể từ ngày 17/03/2020, với mục đích tạo điều kiện cho việc giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế trong lúc dịch bệnh hoành hành.

Bảng: Chính sách lãi suất

Nguồn: SSI Research
Nguồn: SSI Research

Tác động từ việc giảm lãi suất của ngân hàng thương mại đối với khách hàng

Việc giảm mức trần lãi suất huy động (áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng) và lãi suất cho vay (áp dụng cho vay ngắn hạn bằng VND đối với sáu lĩnh vực ưu tiên theo quy định của Chính phủ) ước tính sẽ tác động trực tiếp đến lãi suất trên thị trường.

SSI Research nhận thấy rằng các ngân hàng quốc doanh (Agribank, BIDV, VCB và CTG) và ngân hàng thương mại (NHTM) như TCB đều đã giảm lãi suất trước đó, xuống dưới mức trần mới.

Do đó, các chuyên gia tại SSI cho rằng mức trần lãi suất mới sẽ không tác động nhiều đến các ngân hàng này. Thay vào đó, lãi suất huy động của hầu hết các ngân hàng vốn cấp 2 hàng đầu hiện nay cao hơn mức trần mới và sẽ được điều chỉnh giảm để phù hợp với quy định mới.

Bảng: Tác động mức trần lãi suất mới đến lãi suất huy động

Nguồn: SSI Research
Nguồn: SSI Research

Cụ thể, SSI Research ước tính việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động sẽ giúp giảm chi phí huy động của các ngân hàng trong năm 2020, như ACB (471 tỷ đồng), MBB (411 tỷ đồng), VPB (171 tỷ đồng).

Mặt khác, VCB, BID, CTG và TCB (trong số những ngân hàng khác) có thể tiếp tục được hưởng lợi từ việc chi phí huy động tiền gửi không kỳ hạn thấp hơn đối thủ, nhờ lợi thế trong dịch vụ thanh toán và trả lương để duy trì khách hàng CASA.

Ngoài ra, tiền gửi sẽ được thu hút vào các kỳ hạn dài hơn để giúp các ngân hàng cải thiện các hệ số hoạt động nhằm tuân thủ các quy định hiện hành.

Do chênh lệch lãi suất huy động giữa các ngân hàng vốn cấp 3 và các ngân hàng khác sẽ dần thu hẹp, các ngân hàng có lịch sử tín dụng tốt và/ hoặc sức khỏe tài chính tốt hơn có thể sẽ thu hút huy động nhiều hơn, tương tự như diễn biến trong năm 2011. Trong trường hợp đó, SSI Research ước tính hoạt động cho vay liên ngân hàng của các ngân hàng cấp 1 và cấp 2 hàng đầu sẽ phát triển mạnh.

Trong khi đó, mức trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với sáu lĩnh vực ưu tiên sẽ không tác động đáng kể đến các lĩnh vực này. Các ngân hàng thương mại quốc doanh (SOCBs) có dư nợ tín dụng lớn nhất trong lĩnh vực này. Năm 2019, Agribank, BID và VCB đã giảm lãi suất cho vay ba lần xuống chỉ còn 5%/năm, vốn đã thấp hơn mức trần mới 5,5%. Ngược lại, mức lãi suất này tại CTG là 6%, sẽ giảm 50 điểm cơ bản ngay lập tức.

Lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đối với các NHTM

Để hỗ trợ các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay và cơ cấu lại việc thanh toán nợ vay, Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất trả cho các khoản tiền gửi của nhiều loại hình tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước (Mục 8&9).

SSI Research ước tính tổng dự trữ bắt buộc của toàn hệ thống là 164 ngàn tỷ đồng, tương đương 1,86% tổng huy động năm 2019. Mức tăng 20 điểm cơ bản lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND sẽ trực tiếp mang lại thêm 247 tỷ đồng thu nhập lãi cho toàn ngành ngân hàng trong năm 2020. SSI Research cho rằng tổng huy động của VDB, VBSP, quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô khác nhau tại Ngân hàng Nhà nước có quy mô đáng kể.

Về lãi suất cho vay của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại, sẽ có tác động gián tiếp, do nhu cầu vay của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm này là tương đối thấp trong bối cảnh thanh khoản hệ thống dồi dào. Lãi suất này sẽ đóng vai trò làm mức trần cho lãi suất liên ngân hàng.

Lãi suất liên ngân hàng đã giảm gần đây và SSI Research dự báo sẽ ở dưới mức 3,5% trong thời gian còn lại của năm 2020, áp dụng cho cả kỳ hạn 3 tháng. Điều này có thể khiến NIM giảm trong thị trường liên ngân hàng.

Nguồn SSI Research