Chủ Nhật | 22/07/2012 07:26

Đồng - thước đo sức khỏe kinh tế thế giới

Đồng hay còn được biết đến với cái tên kim loại đỏ là một “thiết bị đo” tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhạy bén mà nhà đầu tư nên quan tâm.
Đồng được dùng chủ yếu trong các ngành công nghiệp sản xuất, điện tử và đặc biệt là xây dựng, ước tính hơn 50% lượng đồng tinh chế được sử dụng cho các công trình xây dựng. Do đó đồng được biết đến với vai trò như một thước đo "sức khỏe" của nền kinh tế.

Biểu đồ cho thấy khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đã kéo giá đồng tụt dốc. Tuy nhiên vài năm sau đó, giá đồng phục hồi mạnh, cao hơn cả mức giá trước khủng hoảng.

Tuy nhiên, khủng hoảng nợ công châu Âu ngày càng lan rộng từ cuối năm 2011 cho đến nay đã làm ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu, và thị trường kim loại đỏ cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng đó.

Biến động giá đồng 10 năm qua (Nguồn: GAFIN/COMEX)
Biến động giá đồng 10 năm qua (Nguồn: GAFIN/COMEX)

Thu hẹp bức tranh thị trường vào thời gian gần đây, thị trường đồng hiện đang khá lặng lẽ khi nhà đầu tư chờ đợi kích thích mới từ các ngân hàng trung ương trước khi quyết định bơm tiền vào thị trường. Giá đồng giao tháng 9 trên sàn Comex khá vững, dao động trong biên độ hẹp từ 3,4-3,55 USD/pound.

Có thể thấy giá đồng phản ảnh rất sát các biến động của tình hình tài chính thế giới, là một công cụ nhạy bén để đo lường sức khỏe của một nền kinh tế.

Trung Quốc đang "khát" đồng?

Nhìn vào tình hình cung - cầu của kim loại này, thị trường đồng thế giới 5 tháng đầu năm thâm hụt khoảng 94.000 tấn đồng.

Nguyên nhân khiến cầu vượt quá cung là do nhập khẩu đồng của Trung Quốc không hề có dấu hiệu chậm lại. Thậm chí trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, tiêu thụ kim loại đỏ của Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng 800.000 tấn lên 3,671 triệu tấn, chiếm 43% tổng nhu cầu thế giới.

Điều này đặt ra câu hỏi liệu Trung Quốc có thực sự đang tiêu thụ lượng đồng đó ở hiện tại hay đang tích trữ cho tương lai?

Nguồn Forbes/Khampha


Sự kiện