Thứ Sáu | 04/10/2013 09:15
Dồn lực cho nông sản giá trị cao
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành NN thông qua nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Trong những năm gần đây, năng suất lao động của ngành nông nghiệp (NN) đang có xu hướng chững lại. Hiện năng suất của ngành NN chỉ bằng 1/3 so với năng suất chung của cả nước. Cùng với đó, chuỗi giá trị nhiều ngành hàng còn yếu kém, chất lượng nông sản chưa đảm bảo.
Bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ NNPTNT nhận định, ngành NN đã đóng góp lớn và sự phát triển kinh tế đất nước, tạo việc làm cho trên 70% dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nguồn cung thực phẩm dồi dào. NN là lĩnh vực duy nhất luôn có xuất siêu trong nền kinh tế và luôn là bệ đỡ, cứu cánh cho nền kinh tế trong những giai đoạn khó khăn.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, mô hình tăng trưởng của NN Việt Nam chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ, nên đến thời điểm này đã gặp rất nhiều khó khăn. Tăng trưởng NN và năng suất có xu hướng chững lại, tăng trưởng GDP của NN giảm dần từ mức bình quân 4,5% giai đoạn 1995-2000 đã xuống còn 3,8% vào giai đoạn 2000-2005, và hiện nay chỉ còn ở mức 3,4% (giai đoạn 2006-2012).
Tại diễn đàn “Tăng cường hiệu quả sản xuất và chuỗi cung ứng nông nghiệp Việt Nam” được tổ chức hôm nay (3/10) do Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp (Bộ NNPTNT) phối hợp với Học viện Ngân hàng phát triển châu Á và Cơ quan phát triển quốc tế Pháp tổ chức, các chuyên gia trong và ngoài nước đã đóng góp nhiều giải pháp nhằm nâng cao chuỗi giá trị cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
Ông Remi Genevey, giám đốc AFD Việt Nam (Cơ quan phát triển của Pháp) cho rằng Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 100 triệu dân vào năm 2020 và sẽ phải thay đổi thói quen tiêu dùng.
Thách thức đối với ngành NN hiện nay là đất NN đang bị cạnh tranh với quá trình đô thị hóa và đất dành cho ngành kinh tế dịch vụ khác. Trong tương lai, tăng năng suất không thể dựa vào phương thức sản xuất như trước mà phải dựa vào việc thực hiện GAP (thực hành nông nghiệp tốt) cũng như tăng cường hiệu quả của chuỗi cung ứng và thực hiện sản xuất thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, một yếu tố rất nhạy cảm hiện nay là vấn đề chất lượng. Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản lớn, vì vậy đòi hỏi phải cải thiện chất lượng để đáp ứng yêu cầu khắt khe của các nước trên thế giới, cũng là một thách thức buộc ngành NN phải vượt qua nếu muốn đứng vững trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành NN thông qua nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Mục tiêu chính của đề án là duy trì tăng trưởng nâng cao hiệu quả khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất chất lượng và giá trị gia tăng.
Tái cơ cấu ngành NN cũng sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống cho người dân nông thôn. Đi cùng với đó là đảm bảo an ninh lương thực, tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính và các tác động tiêu cực khác của quá trình phát triển.
Phát triển mạnh khu vực tư nhân
Bà Yumiko Tamura, Kinh tế trưởng Viện phát triển Chấu Á ( ADB Institue) nhận định, những năm qua, Việt Nam mới chỉ tập trung mở rộng diện tích mà chưa chú trọng đến việc nâng cao giá trị chất lượng cho sản phẩm nông sản cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Việt Nam cần nhiều nghiên cứu, phát triển và tiếp thị mạnh mẽ hơn nữa những sản phẩm từ nông sản của mình.
Bà Yumiko khẳng định, lịch sử đã chứng minh sự tham gia của nhà nước trong lĩnh vực sản xuất và phân phối sản phẩm NN sẽ không mang lại hiệu quả cao. Thay vào đó nhà nước nên tạo cơ chế để tăng cường vai trò của doanh nghiệp. Nhà nước chỉ nên đóng vai trò giám sát và điều phói khu vực tư nhân và trao quyền cho khu vực tư nhân.
Thực tế, để thực hiện những định hướng và mục tiêu của Đề án tái cơ cấu ngành NN, Chính phủ đã phê duyệt một loạt các giải pháp căn cơ nhằm điều chỉnh lại công tác quy hoạch, thể chế, chính sách, đặc biệt là các giải pháp chuyển hướng đầu tư cho sản xuất NN.
Trong đó, một trong những giải pháp quan trọng để tạo nên môi trường đầu tư sôi động và mạnh mẽ hơn cho lĩnh vực này là chủ trương khuyến khích và thu hút đầu tư tư nhân.
Theo đó, Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ cho các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tăng tỷ lệ vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước; phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa Nhà nước và tư nhân trong tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp…
Bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ NNPTNT nhận định, ngành NN đã đóng góp lớn và sự phát triển kinh tế đất nước, tạo việc làm cho trên 70% dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nguồn cung thực phẩm dồi dào. NN là lĩnh vực duy nhất luôn có xuất siêu trong nền kinh tế và luôn là bệ đỡ, cứu cánh cho nền kinh tế trong những giai đoạn khó khăn.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, mô hình tăng trưởng của NN Việt Nam chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ, nên đến thời điểm này đã gặp rất nhiều khó khăn. Tăng trưởng NN và năng suất có xu hướng chững lại, tăng trưởng GDP của NN giảm dần từ mức bình quân 4,5% giai đoạn 1995-2000 đã xuống còn 3,8% vào giai đoạn 2000-2005, và hiện nay chỉ còn ở mức 3,4% (giai đoạn 2006-2012).
Tại diễn đàn “Tăng cường hiệu quả sản xuất và chuỗi cung ứng nông nghiệp Việt Nam” được tổ chức hôm nay (3/10) do Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp (Bộ NNPTNT) phối hợp với Học viện Ngân hàng phát triển châu Á và Cơ quan phát triển quốc tế Pháp tổ chức, các chuyên gia trong và ngoài nước đã đóng góp nhiều giải pháp nhằm nâng cao chuỗi giá trị cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
Ông Remi Genevey, giám đốc AFD Việt Nam (Cơ quan phát triển của Pháp) cho rằng Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 100 triệu dân vào năm 2020 và sẽ phải thay đổi thói quen tiêu dùng.
Thách thức đối với ngành NN hiện nay là đất NN đang bị cạnh tranh với quá trình đô thị hóa và đất dành cho ngành kinh tế dịch vụ khác. Trong tương lai, tăng năng suất không thể dựa vào phương thức sản xuất như trước mà phải dựa vào việc thực hiện GAP (thực hành nông nghiệp tốt) cũng như tăng cường hiệu quả của chuỗi cung ứng và thực hiện sản xuất thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, một yếu tố rất nhạy cảm hiện nay là vấn đề chất lượng. Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản lớn, vì vậy đòi hỏi phải cải thiện chất lượng để đáp ứng yêu cầu khắt khe của các nước trên thế giới, cũng là một thách thức buộc ngành NN phải vượt qua nếu muốn đứng vững trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành NN thông qua nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Mục tiêu chính của đề án là duy trì tăng trưởng nâng cao hiệu quả khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất chất lượng và giá trị gia tăng.
Tái cơ cấu ngành NN cũng sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống cho người dân nông thôn. Đi cùng với đó là đảm bảo an ninh lương thực, tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính và các tác động tiêu cực khác của quá trình phát triển.
Phát triển mạnh khu vực tư nhân
Bà Yumiko Tamura, Kinh tế trưởng Viện phát triển Chấu Á ( ADB Institue) nhận định, những năm qua, Việt Nam mới chỉ tập trung mở rộng diện tích mà chưa chú trọng đến việc nâng cao giá trị chất lượng cho sản phẩm nông sản cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Việt Nam cần nhiều nghiên cứu, phát triển và tiếp thị mạnh mẽ hơn nữa những sản phẩm từ nông sản của mình.
Bà Yumiko khẳng định, lịch sử đã chứng minh sự tham gia của nhà nước trong lĩnh vực sản xuất và phân phối sản phẩm NN sẽ không mang lại hiệu quả cao. Thay vào đó nhà nước nên tạo cơ chế để tăng cường vai trò của doanh nghiệp. Nhà nước chỉ nên đóng vai trò giám sát và điều phói khu vực tư nhân và trao quyền cho khu vực tư nhân.
Thực tế, để thực hiện những định hướng và mục tiêu của Đề án tái cơ cấu ngành NN, Chính phủ đã phê duyệt một loạt các giải pháp căn cơ nhằm điều chỉnh lại công tác quy hoạch, thể chế, chính sách, đặc biệt là các giải pháp chuyển hướng đầu tư cho sản xuất NN.
Trong đó, một trong những giải pháp quan trọng để tạo nên môi trường đầu tư sôi động và mạnh mẽ hơn cho lĩnh vực này là chủ trương khuyến khích và thu hút đầu tư tư nhân.
Theo đó, Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ cho các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tăng tỷ lệ vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước; phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa Nhà nước và tư nhân trong tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp…
Nguồn Chinhphu.vn