Đơn hàng ngành dệt may chưa có dấu hiệu tăng
Bên cạnh các bất lợi trên, những khó khăn về tiếp cận nguồn vốn, thiếu nguyên liệu sản xuất, chi phí đầu vào tăng cao… cũng là trở ngại chính đối với sản xuất và xuất khẩu trong thời gian tới đối với ngành dệt may.
Tuy nhiên, trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm một số sản phẩm của ngành vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Cụ thể: sản phẩm vải dệt từ sợi bông tháng 7 so với cùng kỳ tăng 9,1%, tính chung 7 tháng tăng 8,1%; quần áo cho người lớn tháng 7 tăng 7,3% so với cùng kỳ và 7 tháng tăng 5,8%.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 7 tháng đầu năm ước đạt 8,2 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ; xơ, sợi dệt các loại 7 tháng ước đạt 1tỷ USD, giảm 2,0% so với cùng kỳ.
Cũng theo báo cáo từ Bộ Công thương về ngành da giày trong tháng 7, mặc dù có phần thuận lợi hơn tháng 6, song ngành da giày cũng gặp nhiều khó khăn, dự báo tình trạng thiếu đơn hàng của các doanh nghiệp trong ngành da giày còn kéo dài trong 2-3 tháng tới. Bên cạnh đó, áp lực về nguồn lao động là trở ngại đối với các doanh nghiệp khi bước vào mùa sản xuất cao điểm.
Theo nhận định của Bộ Công thương, Brazil vừa qua công bố kết luận khẳng định giày Việt Nam nhập khẩu vào Brazil không có hành vi tránh thuế chống bán phá giá, đây là thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này do giày Trung Quốc bị Brazil áp thuế chống bán phá giá, vì vậy mà thị phần giày Trung Quốc sụt giảm trong thời gian qua và thị phần giày Việt Nam tăng 30%.
Tháng 7, sản lượng sản phẩm giầy dép, ủng bằng da giả cho người lớn ước đạt 5,7 triệu đôi tăng 12,3% so với thực hiện tháng 6 và tăng 16,8% so với tháng 7 năm 2011; tính chung 7 tháng đầu năm ước đạt 34,2 triệu đôi, tăng 19,7% so với cùng kỳ. Sản phẩm giầy thể thao tháng 7 ước đạt 37,1 triệu đôi tăng 9,3% so với tháng 6 và giảm 2,2% so với tháng 7 năm 2011; ước thực hiện 7 tháng đầu năm đạt 207,7 triệu đôi, tăng 1,2% so với cùng kỳ.
Nguồn Khampha