Thứ Tư | 08/08/2012 10:38

Doanh thu của Agribank năm nay có thể giảm khoảng 8.500 tỷ đồng

Mức giảm này dựa trên tính toán từ những lần điều chính lãi suất cho vay từ đầu năm đến nay.

Ông Nguyễn Ngọc Bảo - Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cho biết, tính đến ngày 15/7 vừa qua tất cả cáckhoản lãi suất nợ cũ tại ngân hàng này đều đã xuống mức 15%/năm; 

Riêng đối với các lĩnh vực vốn ưu tiên của Chínhphủ, lãi suất trần tối đa là 13% với sản xuất nông thôn, xuất khẩu, phát triển công nghiệp phụtrợ.

Vậy lợi nhuận củaAgribank có bị giảm nhiều không, thưa ông?

Các khoản vay cũ được điều chỉnh về mức lãi suấtmới, thấp hơn thì đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến doanh thu là lợi nhuận của các ngân hàng. Từ đầu nămtới giờ có 5 lần hạ lãi suất từ 19% - 20% hạ xuống thấp hơn rất nhiều, thậm chí đối với lĩnhvực xuất khẩu lãi suất thấp nhất chỉ còn 10,5%.

Theo tính toán sơ bộ, việc giảm lãi suất làm doanhthu của chúng tôi giảm khoảng 8.500 tỷ đồng.

Nhưng tôi cho rằng, đây là cần thiết vì hoàn toànphải chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp. Nếu lãi suất cao quá, giá thành sản phẩm của doanh nghiệpkhông chịu nổi sẽ dễ dẫn tới phát sinh nợ xấu của ngân hàng.

Tuy nhiên lại cómột tính toán cho rằng lãi suất huy động hiện nay của các ngân hàng cũng chỉ trên 10% và cho vay ralà 15% thì các ngân hàng vẫn chưa phải lo đến việc lỗ, bằng chứng là các ngân hàng vẫn liên tục báolãi. Ông nghĩ sao về điều này?

Nếu so sánh mức chênh lệch 5- 6% như thế rất số họcchứ ko phải bài toàn kinh tế vì lãi suất huy động 9% chỉ là lãi suất ngắn hạn còn lãi suất trên 12tháng thì lãi suất trên 10%, 11% (chiếm tỷ trọng tầm 24%).

Bên cạnh đó, các chi phí khác như: bảo hiểm tiềngửi, chi phí bắt buộc, chi phí kinh doanh, dự trữ thanh khoản 3% tổng nguồn huy động vốn, và khirủi ro nền kinh tế càng cao thì dự phòng phải tăng lên, nên tỷ lệ lợi nhuận ròng của Agribank khôngquá lớn. Trong khi đó tổng tài sản của Agribank hiện nay là 550.000 tỷ. 

Đó là còn chưa tính, ở một số khoản vay NHNN quyđịnh lãi suất cho vay chỉ ở mức 13%, hay vay ưu đãi 11 - 12%. Ngoài ra, theo dự báo chỉ trong vòng3 - 4 tháng nữa thì có tới 60% khoản vay cũ lãi suất sẽ về dưới 13%.

NHNN cũng đã yêucầu các NHTM phải cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp, theo ông điều này có giúp được nhiều cho doanhnghiệp trong bối cảnh hiện nay hay không?

Trước đây, chúng tôi điều chỉnh kỳ hạn vay, thời hạnvay thì nhóm nợ sẽ khác ngay, nhưng hiện nay, dù điều chỉnh thì nhóm nợ vẫn không bị điều chỉnh. Dovậy, các doanh nghiệp không bị giảm số liệu về tín nhiệm, cách nhìn thực tế có giảm đi nhưng về mặtsố liệu không giảm nhiều. 

Hiện nay cái vướng là tài sản thế chấp hầu hết là bất động sản dogiấy tờ hồ sơ  đất đai không phù hợp với cơ chế pháp luật hiện nay; 
Hay với các doanh nghiệp liên quan đến bất động sản như: xi măng,sắt thép trước kia có chiến lược tăng trưởng tới 7- 8% còn hiện nay tăng trưởng chỉ còn 3 -4%…
Gần đây, văn bản 198 của Thống đốc cho vay nợ nhóm 1- 2 có thể cho vay nợ mới để đảo nợ, còn với nhóm nơ 4-5 thì không được cho vay để che lấp thựctrạng khó khăn - đây là những khoản nợ phản ánh thực chất của doanh nghiệp nên có che lấp thì rồisẽ lộ ra.

Nếu ngân hàng không gia hạn, không cơ cấu lại nợ,đương nhiên ngân hàng phải xử lí vì doanh nghiệp không có khả năng trả nợ và nợ đó đương nhiên sẽbị "nhảy" sang nhóm nợ xấu.

Chính vì thế việc cơ cấu lại nợ là câu chuyện dứtkhoát phải làm vì lợi ích cho cả đôi bên và thanh khoản cho cả nền kinh tế.


Nguồn CafeF


Sự kiện