Hiện Thái Lan là một trong 9 nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư luỹ kế đến cuối năm 2020 là 12,8 tỉ USD. Ảnh: TL
Doanh nghiệp Thái Lan vẫn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam
Công nghiệp chế biến - chế tạo, năng lượng sạch, bất động sản.
Mới đây, Gulf Energy Development Plc, nhà sản xuất điện tư nhân hàng đầu của Thái Lan vừa có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam bằng cách mua lại 70,5% cổ phần của Global Mind Investment Management Pte (GMIM) từ Nech Opportunities Fund VCC với tổng số vốn đầu tư trị giá 40 triệu USD (1,2 tỉ Bạt).
Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong năm 2020, Thái Lan có 40 dự án đăng ký mới, 23 dự án đăng ký điều chỉnh vốn và 100 lượt góp vốn mua cổ phần vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký gần 1,8 tỉ USD. Con số này tăng hơn gấp đôi so với năm 2019 và gần gấp 7 lần so trong giai đoạn 2015-2020.
Hiện Thái Lan là một trong 9 nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư luỹ kế đến cuối năm 2020 là 12,8 tỉ USD, tương đương với 603 dự án. Các nhà đầu tư Thái Lan quan tâm nhiều lĩnh vực đa dạng tại Việt Nam, chủ yếu là công nghiệp chế biến - chế tạo, năng lượng sạch và bất động sản.
Trong năm 2020, Thái Lan có 40 dự án đăng ký mới, 23 dự án đăng ký điều chỉnh vốn và 100 lượt góp vốn mua cổ phần vào Việt Nam . Ảnh: zing |
Bà Pannakarn Jiamsuchon, Tham tán Thương mại Thái Lan tại Việt Nam, chia sẻ ngoài môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện, việc Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được các doanh nghiệp Thái Lan đánh giá cao và nhận thấy điểm sáng này của Việt Nam và các nhà đầu tư Thái Lan đang rất quan tâm đến việc mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Thậm chí, các nhà đầu tư Thái Lan đang ở Việt Nam cũng đều mong muốn mở rộng đầu tư và những nhà đầu tư mới cũng quan tâm đến việc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam để có thể hưởng lợi thế mà các FTA mang lại
Được biết, Chính phủ Thái Lan vừa mới thông qua Kế hoạch chiến lược 5 năm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững theo mô hình BCG (kinh tế sinh học, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh) giai đoạn 2021 – 2026. Việc Chính phủ Thái Lan đưa mô hình BCG vào chương trình nghị sự quốc gia nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển do BCG là một phần của xu hướng phát triển toàn cầu.
Kế hoạch chiến lược BCG tập trung vào 4 lĩnh vực. Ảnh: datviet |
Kế hoạch chiến lược BCG tập trung vào 4 lĩnh vực bao gồm: Nông nghiệp và thực phẩm; dịch vụ chăm sóc sức khỏe và y tế; năng lượng và hóa sinh; du lịch và nền kinh tế sáng tạo. Riêng đối với lĩnh vực nông nghiệp, Kế hoạch đưa ra các biện pháp, chính sách nhằm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp và tạo thêm thu nhập cho nông dân. Kế hoạch chiến lược 5 năm của BCG đặt mục tạo thu nhập 4,4 nghìn tỉ Bạt (146,5 tỉ USD), tương đương 24% GDP và tạo ra 16,5 triệu việc làm vào năm 2022.
Một số gương mặt đã tích cực vào Việt Nam trong 2020
TCG Solutions Pte.Ltd đã tích cực mua vào cổ phiếu SVI của Công ty cổ phần Bao bì Biên Hòa với mục đích chiếm tỉ lệ chi phối. Nếu tính theo thị giá 87.000 đồng/cổ phiếu SVI, tổng giá trị thương vụ lên hơn 1.000 tỉ đồng. Thực tế, tập đoàn SGC cũng nắm lượng lớn cổ phần tại nhiều doanh nghiệp ngành nhựa gia dụng, bao bì như Nhựa và hóa chất TPC Vina, Liên doanh Việt – Thái Plastchem, Vật liệu nhựa Minh Thái, Vật liệu xây dựng Việt Nam…
Super Energy (SET) vẫn quyết định thực hiện mua tài sản tại Việt Nam với giá trị 457 triệu USD. Theo đó, Super Energy mua 4 dự án điện mặt trời gồm: Lộc Ninh 1 (200 MW), Lộc Ninh 2 (200 MW), Lộc Ninh 3 (150 MW) và Lộc Ninh 4 (200 MW), trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Super Energy mua 4 dự án điện mặt trời Việt Nam. Ảnh:nongnghiep |
Trước đó vào tháng 4, Công ty cổ phần Cáp điện Thịnh Phát chính thức thông báo đã sáp nhập vào Tập đoàn Stark của Thái Lan. Stark cũng mua lại Công ty cổ phần Kim loại màu và Nhựa Đồng Việt (Dovina) do ông chủ Thịnh Phát thành lập. Theo thông tin từ Stark, tập đoàn Thái Lan mua lại 100% vốn hai công ty trên với mức giá không quá 240 triệu USD, tương đương 5.600 tỉ đồng.