Doanh nghiệp nhà nước lỗ 2 năm liền sẽ cho đổi sở hữu, phá sản
Do đó, quy chế mới quy định 2 nội dung: giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động.
Đối tượng bao quát cả doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu nắm giữ 100% vốn, DNNN giữ cổ phần chi phối và doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư.
Quy chế không chỉ xem xét xếp hạng các doanh nghiệp theo các tiêu chí A, B, C, tính toán phân phối lợi nhuận, cơ chế chính sách chế độ với hội đồng thành viên, ban điều hành doanh nghiệp… mà còn nhằm đánh giá thực trạng doanh nghiệp, xem xét các rủi ro tài chính.
Cơ quan quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực thực hiện giám sát cả hai đối tượng: doanh nghiệp và đại diện chủ sở hữu.
Cơ quan quản lý nhà nước có quyền và trách nhiệm công khai số liệu tài chính bằng biện pháp phù hợp. Doanh nghiệp nhà nước sẽ phải công khai, cáo bạch như những doanh nghiệp đại chúng.
Quy chế mới có quy định giám sát đặc biệt với những doanh nghiệp thua lỗ. Các chế tài với chủ sở hữu và doanh nghiệp được thiết kế theo các hình thức kỷ luật được quy định trong Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, từ khiển trách, cảnh cáo, đến cả miễn nhiệm, cách chức, không chỉ lãnh đạo DN, người quản lý điều hành mà cả đại diện chủ sở hữu.
Dự thảo quy định doanh nghiệp có thể bị đặt vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt nếu tại thời điểm báo cáo tài chính năm hoặc phát hiện thông qua thanh tra, giám sát có tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh rơi vào một trong các trường hợp sau:
- Kinh doanh thua lỗ, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu vượt mức an toàn theo quy định.
- Có lỗ phát sinh từ 30% vốn chủ sở hữu trở lên hoặc tổng lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu.
- Hệ số khả năng thanh toán nợ quá hạn thấp hơn 0,5; báo cáo không đúng sự thật tình hình tài chính của doanh nghiệp, làm sai lệch kết quả, báo cáo kê khai gian dối như lãi thật, lỗ giả.
Trong trường hợp 2 năm liền còn thua lỗ, sẽ có giải pháp đặc biệt: cơ cấu lại, chuyển đổi sở hữu, kể cả xem xét áp dụng hình thức phá sản.
Nguồn Doanh nhân Sài Gòn