Doanh nghiệp giấy nội địa đang gặp khó?
→Oji sẽ chi hơn 600 tỷ đồng xây dựng nhà máy giấy ở Hà Nam
→Giá giấy trong nước tăng cao vì Trung Quốc
Theo lời ông Đặng Văn Sơn, Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, các nhà máy giấy công suất lớn mới có thể đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng thực tế sản xuất của các nhà máy giấy trong nước hiện nay chưa đáp ứng được. Doanh nghiệp giấy trong nước đa phần có công suất dưới 10.000 tấn/năm, còn công suất của doanh nghiệp nước ngoài lại lớn gấp 50 lần con số đó.
Vậy, đâu là trở ngại lớn nhất khiến các doanh nghiệp giấy trong nước khó lớn?
Vốn vay để đầu tư
Nhiều chuyên gia rằng vốn vay để đầu tư chính là nỗi ám ảnh lớn nhất bởi nếu vay thương mại, doanh nghiệp không gồng gánh nổi lãi suất, trong khi đó lại chưa có nguồn quỹ đầu tư nào cho ngành giấy. Vì thế, độ mỏng của giấy lại tỷ lệ thuận với độ mỏng của vốn.
Bên cạnh vốn, một vấn đề đáng lo khác là doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước đang bị lệ thuộc nhiều vào nguồn bột giấy nhập khẩu, có những mặt hàng phải nhập khẩu đến 50%.
Một ví dụ cụ thể về sự thiếu hụt của đầu vào được Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam chỉ ra là thị trường giấy in, giấy viết ở Việt Nam đang phải nhập rất nhiều từ Thái Lan bởi trong nước cũng không có nhà sản xuất nào chuyên về giấy in báo. Tương tự là mặt hàng giấy bao bì.
Thị trường giấy bao bì Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 được dự báo với doanh nghiệp trong nước sẽ chiếm khoảng 51%, doanh nghiệp FDI chiếm 49% thị phần còn lại. Căng thẳng là điều được dự đoán trước và việc phải làm tiếp theo là làm thế nào để điều đó không xảy ra.
Tháng 5 vừa qua, sau thời gian hoạt động chật vật, một "ông lớn" của ngành giấy nội là công ty CP Tập đoàn Tân Mai (Đồng Nai) bắt đầu đẩy mạnh đầu tư một số dự án nhà máy sản xuất giấy và bột giấy mới như Nhà máy Bột giấy và Giấy Tân Mai – Kon Tum (quy mô 70.000 tấn bột hóa nhiệt cơ/năm, tổng vốn đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng để có thể hoạt động trong quý I/2020)
Với dự án Nhà máy Giấy Tân Mai – Miền Đông (công suất thiết kế 200.000 tấn giấy bao bì công nghiệp/năm, tổng vốn đầu tư 2.757 tỷ đồng), công ty này cũng đang triển khai thực hiện hợp đồng với các nhà thầu nước ngoài, dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất thử vào đầu năm 2020.
Tuy nhiên, đây là trường hợp hiếm hoi, không phải doanh nghiệp giấy nội địa nào cũng đủ sức huy động nguồn vốn để đầu tư vào các nhà máy giấy có công suất lớn như vậy.
Theo ông Đặng Văn Sơn, trong ngành này, các nhà máy giấy có công suất lớn mới có thể đảm bảo được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy, VPPA cùng với các cơ quan quản lý sẽ phải tìm ra những chính sách, chiến lược phát triển tốt hơn để tăng sức cạnh tranh cho ngành giấy nội.
"Còn thực tế hiện nay, với công suất của các nhà máy giấy trong nước thì sức cạnh tranh rất khó khăn, đòi hỏi phải cơ cấu cấu lại, xây dựng những nhà máy mới có công suất đủ lớn, hiện đại để có thể cạnh tranh trong thời gian tới", ông Sơn chia sẻ.
Trên thực tế, quy mô của một số nhà đầu tư nước ngoài trong ngành giấy ngày càng lớn (đa phần có công suất 500.000 tấn/năm), đang là mối đe dọa về sự tồn tại của những doanh nghiệp giấy nội thuộc dạng nhỏ có công suất dưới 10.000 tấn/năm.
Doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước đang bị lệ thuộc nhiều vào nguồn bột giấy nhập khẩu, có những mặt hàng phải nhập khẩu đến 50%. |
Phụ thuộc vào nhập khẩu
Từ trước đến nay, ngành giấy luôn được Bộ Công Thương và Chính phủ đánh giá là lĩnh vực cần quan tâm, hỗ trợ phát triển.
Tuy nhiên, trước tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các doanh nghiệp nước ngoài như Thái Lan, Malaysia, Indonesia…, ngành giấy trong nước càng khó khăn hơn khi đa số doanh nghiệp không tự chủ được nguồn nguyên liệu.
Theo đánh giá của Hiệp hội Bao bì Việt Nam, ngành sản xuất bao bì trong nước tăng trưởng mạnh trong 10 năm trở lại đây. Do đó, nhu cầu nguyên liệu rất cao.
Để phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, mỗi năm các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam sử dụng tới 70% nguyên liệu phế thải để sản xuất, hơn nửa số này phải nhập khẩu. Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất giấy chủ yếu từ các hoạt động thu gom riêng lẻ hoặc qua trung gian. Tỷ lệ thu hồi, tái chế giấy trong nước vẫn đang ở mức thấp.
Đại diện một doanh nghiệp sản xuất giấy tại Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết, ngoài các quy định “tréo ngoe” về nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất giấy, việc buộc phải kiểm tra 100% các lô hàng phế liệu nhập khẩu tại cửa khẩu thay vì ở nhà máy của Tổng cục Hải quan gây không ít phiền hà cho doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu. Bên cạnh đó, quy định doanh nghiệp sản xuất giấy phải ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu làm tăng chi phí tài chính cho doanh nghiệp.