Vietnambiz
Doanh nghiệp cần làm gì để chinh phục thị trường Việt Nam?
Khởi đầu năm 2017 khá chậm chạp, nhưng đến cuối năm tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã cho thấy những triển vọng tích cực cho nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6.8%, cao hơn chỉ tiêu chính phủ đề ra là 6.7%. Mặc dù gặp khá nhiều khó khăn trong suốt năm qua do chịu tác động bởi hạn hán kéo dài ở một số khu vực, chi phí khai thác khoáng sản tăng cao cũng như việc Mỹ quyết định rút ra khỏi hiệp định TPP, nhưng sự tăng trưởng của nền kinh tế được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp và dịch
Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài chính là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong năm qua. Nhờ vào các yếu tố như chi phí lao động thấp, lực lượng lao động dồi dào và các chính sách hỗ trợ đầu tư linh hoạt của chính phủ đã tạo động lực cho các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản và Đài Loan quyết định tiếp tục đầu tư xây dựng nhà máy dệt may cũng như sản xuất sản phẩm / linh kiện điện tử tại thị trường Việt Nam. Trong năm 2017, dòng vốn đầu tư nước ngoài được chính phủ ghi nhận đã tăng 44% so với năm 2016 - ước tính đạt 29.68 tỉ USD.
Lĩnh vực dịch vụ cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào tốc độ tăng trưởng rất tích cực của ngành du lịch cũng như một số sáng kiến của chính phủ để thúc đẩy nền kinh tế như hoãn tăng thuế và áp dụng chính sách lãi vay thấp để hỗ trợ doanh nghiệp nội địa.
Sự phát triển của nền kinh tế cũng đã được phản ánh thông qua sự lạc quan và niềm tin của người tiêu dùng qua từng quý của năm 2017. Tất cả các chỉ số liên quan đến triển vọng về công ăn việc làm của người tiêu dùng, khả năng tài chính cá nhân cũng như mức độ sẵn sàng chi tiêu của người tiêu dùng mà Nielsen quan sát và đo lường đếu thể hiện sự lạc quan của người tiêu dùng về tương lai.
Xét về thị trường bán lẻ, và đặc biệt là thị trường tiêu dùng nhanh (FMCG), số liệu của Nielsen cho thấy trong năm 2017, doanh số FMCG tại khu vực thành thị đạt mức tăng trưởng là 5%. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại sự không ổn định trong thị trường này, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nỗ lực hơn nữa để nắm bắt các cơ hội tăng trưởng bền vững hơn. Đồ uống, thực phẩm và thuốc lá là những ngành hàng chính đóng góp vào sự tăng trưởng của FCMG tại khu vực thành thị Việt Nam. Ở khía cạnh khác, nông thôn liên tục trong nhiều năm qua đã cho thấy những tiềm năng mạnh mẽ vẫn còn chưa được các doanh nghiệp khai thác hết. Mặc dù vẫn tồn tại nhiều biến động qua từng quý nhưng thị trường nông thôn luôn ghi nhận sự tăng trưởng tốt hơn so với khu vực thành thị.
Tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp nội địa ngày càng cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ, cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp đa quốc gia. Các doanh nghiệp này đã và đang định hình lại thị trường bán lẻ tại Việt Nam, đặc biệt là các khu vực nông thôn và các thành phố/thị xã thứ cấp.
Kênh thương mại truyền thống, theo nghiên cứu của Nielsen, hiện có khoảng 1,4 triệu cửa hàng trên toàn quốc, đóng góp gần 83% doanh số của FMCG toàn quốc. Tuy nhiên, quan sát của Nielsen cũng cho thấy kênh thương mại hiện đại cũng đang có sự dịch chuyển tích cực, đặc biệt là các cửa hàng nhỏ trong hệ thống các cửa hàng hiện đại (cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini...) đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng cửa tiệm trong vài năm qua.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2018 và niềm tin người tiêu dùng vẫn sẽ tiếp tục đạt mức cao, nhưng tốc độ tăng trưởng của thị trường FMCG phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nắm bắt sự thay đổi của thị trường như thế nào và sẽ có những định hướng ra sao để bắt kịp với nhịp độ thay đổi liên tục của thị trường. Câu chuyện về "cá nhanh nuốt cá chậm" sẽ tiếp tục được bàn luận nhiều hơn trong năm 2018 khi tốc độ thay đổi mạnh mẽ của hành vi người tiêu dùng, công nghệ và các mô hình kinh doanh cũng như các yếu tố khác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp. Cơ hội tăng trưởng vẫn luôn hiện hữu và điều quan trọng là các doanh nghiệp có đầu tư tiền bạc cũng như nguồn lực để nắm bắt và chuyển mình để thích nghi với nhu cầu mới đến từ người tiêu dùng và thị trường. Và một điều quan trọng nữa để các doanh nghiệp giành được thắng lợi tại thị trường Việt Nam đó là các doanh nghiệp cần phải có những nghiên cứu cụ thể hơn nữa để xây dựng các chiến lược phát triển phù hợp cho từng khu vực địa lí cũng như từng kênh thương mại riêng biệt.