* Phân tích của Maybank Kim Eng chỉ có giá trị tha Thứ Tư | 12/12/2018 14:30

Điện Nhơn Trạch: Lợi thế ngành

Khi “sóng to” nổi lên, cổ phiếu chi trả lợi tức cao và thuộc diện tiêu dùng thiết yếu là lựa chọn khôn ngoan.

Khi “sóng to” nổi lên, cổ phiếu chi trả lợi tức cao và thuộc diện tiêu dùng thiết yếu là lựa chọn khôn ngoan.

Trong bối cảnh thị trường biến động mạnh, việc nắm giữ cổ phiếu có hoạt động ổn định và cổ tức cao là một chiến lược tốt. Tính đến hết quý III/2018, kết quả kinh doanh của 788 doanh nghiệp đã được công bố, trong đó mức tăng trưởng doanh thu trung bình là 17,2%, lợi nhuận sau thuế là 24,4%. Song triển vọng kinh tế thế giới còn khá nhiều biến số và cả rủi ro. Liệu đây là thời điểm phù hợp để tái cơ cấu danh mục vào nhóm ngành thiết yếu “lợi tức cao, rủi ro ít” như điện?

Một góc bức tranh ngành điện 

Theo Báo cáo chuyên sâu ngành điện quý II/2018 của Công ty Nghiên cứu Thị trường Virac, nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Việt Nam đang tăng rất nhanh. Trong giai đoạn 16 năm từ 2001-2017, tốc độ tăng trưởng bình quân ước đạt 11,3%/năm và được dự báo vẫn tiếp tục tăng cao trong 15 năm tới. Theo dự báo, nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng trưởng trong biên độ 10-11%/năm trong những năm tới. Ngoài ra, giá điện tại Việt Nam được xem là khá thấp so với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Dien Nhon Trach: Loi the nganh
 

Do tính chất đặc thù, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là đơn vị mua và bán điện duy nhất trên thị trường. Song do yêu cầu về nguồn vốn đầu tư cho sản xuất điện là rất lớn, mảng phát điện hiện chứng kiến sự góp mặt của một số đơn vị bên ngoài EVN, trong đó Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch II (NT2) là một ví dụ điển hình. Theo số liệu thị trường, cổ đông lớn của NT2 có các đơn vị trong và ngoài nước gồm CFTD, Market Vector Vietnam, Apollo Asia Fund, Panah Master Fund, Norges Bank... Trong đó, PetroVietnam Power hiện nắm cổ phần chi phối với vốn chủ sở hữu chiếm 60%.

Tiếp cận được ưu thế công nghệ nước ngoài và vị thế kinh tế lớn của PetroVietnam Power, NT2 được đánh giá như là “một đại diện tốt cho ngành năng lượng của Việt Nam”. So với nhiều đơn vị khác, NT2 hiện có lợi thế hơn về mặt công suất (750MW), cũng như vị trí chiến lược tại miền Nam khi đây là nơi tập trung vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của cả nước vào hoạt động công nghiệp và đô thị hóa nhanh chóng.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, NT2 báo cáo hoàn thành 81% kế hoạch doanh thu và 71% kế hoạch lợi nhuận đặt ra. Doanh thu ghi nhận trong kỳ đạt 5.651 tỉ đồng (tăng 20,6% so với cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế là 528,7 tỉ đồng (tăng 7,7%), riêng sản lượng điện 9 tháng đạt 3.519,81 triệu kWh (tăng trưởng 15,9%).

Dien Nhon Trach: Loi the nganh
 

Miền Nam hiện đang thiếu hụt nguồn cung điện, dự kiến nhập hơn 20% nhu cầu từ khu vực khác. Theo đó, vị thế cung  cầu của NT2 được đánh giá là khả quan và ít biến động do xu thế bên ngoài. Xét trên bình diện thị trường, chứng khoán Việt Nam vừa chứng kiến đợt điều chỉnh khá lớn khi chỉ số VN-Index trong tháng 11 mất hơn 48,07 điểm (giảm 4,84%) và ước lượng mất gần 7,2 tỉ USD chỉ trong một phiên giao dịch. “Sự rạn nứt mùa đông”, như cách một đơn vị ngành tài chính - chứng khoán mô tả, khiến nhà đầu tư đôi lúc phải suy tư về chiến lược tiếp cận đầu tư bằng việc chọn các cổ phiếu mang tính chất “phòng thủ” như điện và tiêu dùng, cũng như các mã có lợi tức cao. Nhận định trên được xem là điểm trùng khớp khá hy hữu khi nhiều đơn vị chứng khoán đều có chung quan điểm này.

Giá trị tương quan của NT2

Biên lợi nhuận gộp 9 tháng năm đầu 2018 của NT2 ở mức 13,4%, khá thấp so với mức 20,3% cùng kỳ chủ yếu do giá nhiên liệu khí tăng mạnh (tăng 17,7% từ đầu năm đến nay và bình quân 9 tháng tăng 16,6% so với cùng kỳ). Song phần ghi nợ có của báo cáo tài chính NT2 cũng triết giảm, trong đó gồm chi phí lãi vay và khoản lỗ chênh lệch tỉ giá chưa thực hiện. Trong đó, chi phí lãi vay giảm 17,3% xuống 76,7 tỉ đồng (dư nợ tại thời điểm 30.9.2018 là 67,17 triệu USD và 60,58 triệu euro, so với 30.9.2017 là 78,41 triệu USD và 70,84 triệu euro). Riêng khoản lỗ chênh lệch tỉ giá chưa thực hiện giảm mạnh xuống 38,1 tỉ đồng trong khi cùng kỳ phát sinh 237,3 tỉ đồng. Nhìn chung, biên lợi nhuận sau thuế của NT2 có giảm nhẹ, 9,4% so với 10,5% cùng kỳ.

Dien Nhon Trach: Loi the nganh
 


Về phân tích kỹ thuật, trong thời gian qua, NT2 ghi nhận xu hướng tăng trong ngắn hạn. Dù vậy đường giá đang đối mặt với thử thách khá lớn tại vùng kháng cự quanh MA50 và đang có dấu hiệu điều chỉnh trở lại đôi chút. Xu hướng trung hạn không rõ ràng, được giới hạn trong vùng biên khá rộng từ 23,5-26,5. Nhà đầu tư cũng được khuyến nghị cân nhắc về tính thanh khoản của NT2.

Về định giá, biên độ giá vừa qua của NT2 dao động tại EV/EBITDA lũy kế 12 tháng là 5,5x so với nhóm điện khí là 3,6x; bình quân trong nước là 5,8x và bình quân khu vực là 9,7x. Mức lợi tức cổ tức năm 2018 của NT2 tăng cao lên mức 24,9% do có khoản cổ tức đặc biệt trong năm. Nhà đầu tư có thể cân nhắc thể mua vào NT2 khi giá gần vùng biên dưới (23.500 đồng/cổ phiếu) và cân nhắc chốt lời kỹ thuật khi giá gần vùng biên trên (26.500 đồng/cổ phiếu).