Tổng sản lượng phát điện lên lưới từ điện mặt trời mái nhà lũy kế đến nay đã đạt hơn 1,15 tỉ kWh. Ảnh:nhandan

 
Minh Anh Thứ Tư | 06/01/2021 18:30

Điện mặt trời mái nhà: Tiềm năng ở đâu?

Khu công nghiệp, nhà xưởng, cơ sở thương mại…là những khách hàng tiềm năng cho điện mặt trời mái nhà vì thế nhiều doanh nghiệp vẫn đẩy mạnh đầu tư.

Thị trường vẫn hấp dẫn?

Từ số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho thấy tính đến 31.12.2020 đã có 101.029 công trình điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đã được đấu nối vào hệ thống điện với tổng công suất lắp đặt lên tới gần 9.296 MWp.

Thực tế, số lượng dự án và công suất đấu nối đã tăng 'khủng' ngay phút 89 trước khi quyết định 13 hết hiệu lực. Quyết định 13 về cơ chế khuyến khích điện mặt trời tại Việt Nam của chính phủ hết hiệu lực vào ngày 31.12. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp đã chạy nước rút đấu nối vào lưới điện để được hưởng mức giá ưu đãi (giá FIT) điện mặt trời trên mái nhà 1.943 đồng/kWh, tương đương 8,38 cent/kWh, kéo dài trong 20 năm. Sau thời điểm này, Chính phủ sẽ tính lại giá mua điện cũng như ban hành cơ chế mới.

Tổng sản lượng phát điện lên lưới từ điện mặt trời mái nhà lũy kế đến nay đã đạt hơn 1,15 tỉ kWh, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia.

Ảnh:
Đến thời điểm hiện tại, tổng công suất lắp đặt về điện mặt trời trên cả nước đã đạt tới khoảng 19.400 MWp. Ảnh: dautu

Đến thời điểm hiện tại, tổng công suất lắp đặt về điện mặt trời trên cả nước đã đạt tới khoảng 19.400 MWp (trong đó có gần 9.300 MWp là điện mặt trời mái nhà), tương ứng khoảng 16.500 MW - chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện quốc gia.

Toàn bộ sản lượng điện phát từ điện mặt trời trên toàn quốc trong cả năm 2020 là 10,6 tỉ kWh (trong đó riêng điện mặt trời mái nhà là 1,15 tỉ kWh), chiếm khoảng 4,3% tổng sản lượng huy động nguồn toàn hệ thống điện quốc gia.

EVN đánh giá trong những năm gần đây, cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam đã mang lại sự phát triển bùng nổ đối với năng lượng tái tạo nói chung và điện mặt trời nói riêng ở Việt Nam. Tuy nhiên, với đặc điểm tự nhiên của điện mặt trời là phụ thuộc lớn vào thời gian nắng trong ngày, có nghĩa là nắng mạnh thì phát nhiều điện và tắt nắng thì không phát điện cũng đã bộc lộ những khó khăn, bất cập trong vận hành hệ thống điện.

Do đặc điểm thời tiết từ tháng 9 trở về cuối năm có xu hướng lạnh dần nên phụ tải hệ thống điện quốc gia chuyển sang mẫu điển hình của mùa lạnh. Với số liệu ở trên, nếu tổng công suất điện mặt trời trên cả nước là 16.500 MW thì cũng đã tương đương khoảng 40% phụ tải toàn quốc vào lúc thấp điểm buổi trưa.

Bên cạnh hiện tượng chênh lệch về công suất phụ tải ở các thời điểm trong ngày thì nhu cầu phụ tải giữa ngày làm việc và ngày nghỉ cũng có sự chênh lệch khá lớn. Trong đó giá trị chênh lệch giữa công suất đỉnh của ngày nghỉ và ngày thường trong tuần lên tới khoảng 5000 MW.

Tỉ suất hoàn vốn bao lâu?

Sau thủy điện, nhiệt điện, Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh (REE) tiếp tục đầu tư mạnh tay vào lĩnh vực năng lượng tái tạo với mục tiêu trở thành nhà phát triển các dự án điện mặt trời áp mái thuộc nhóm đầu ở Việt Nam. Tổng giám đốc REE, ông Huỳnh Thanh Hải, cho biết công suất phát triển điện mặt trời áp mái của doanh nghiệp trong năm nay khoảng 100 MW. Trong đó, công suất được cấp chứng nhận vận hành thương mại khoảng 80 MW. Tổng vốn đầu tư tương ứng hơn 1.000 tỉ đồng. Sản lượng điện tạo ra sẽ được bán cho EVN và các bên cho thuê mái nhà.

REE dự kiến tiếp tục đầu tư mới 100 MW công suất điện mặt trời áp mái mỗi năm trong điều kiện các chính sách hỗ trợ năng lượng tái tạo thuận lợi. Ông Hải nhấn mạnh tiềm năng của điện mặt trời áp mái tại Việt Nam còn rất lớn từ các khu công nghiệp, nhà xưởng, cơ sở thương mại.

Ảnh: nguoilaodong
Tỷ suất hoàn vốn hiện tại cho việc đầu tư các hệ thống điện mặt trời áp mái tại các cơ sở kinh doanh thương mại trung bình 4-5 năm. Ảnh: nguoilaodong

Thứ hai, những doanh nghiệp có sẵn mái nhà, vốn nhưng không có kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo sẽ hợp tác với đơn vị chuyên kinh doanh điện mặt trời áp mái theo hình thức góp vốn thành lập công ty liên doanh. Lợi nhuận từ bán điện sẽ được chia sẻ theo tỷ lệ góp vốn.

Cuối cùng, những doanh nghiệp trường vốn, sẵn sàng đầu tư sẽ thuê đơn vị có kinh nghiệm thi công, lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà. Sau đó, doanh nghiệp tự quản lý, sử dụng nguồn điện và trực tiếp bán điện lại cho EVN nếu không dùng hết công suất phát điện.

Cũng theo Tổng giám đốc của REE, một thị trường giàu tiềm năng khác với điện mặt trời áp mái là các cơ sở kinh doanh như nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi. Khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà, những cơ sở này sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí năng lượng khi giá mua điện thấp hơn giá của EVN. Cụ thể, tỷ suất hoàn vốn hiện tại cho việc đầu tư các hệ thống điện mặt trời áp mái tại các cơ sở kinh doanh thương mại trung bình 4-5 năm. Trong khi đó, thời gian hoàn vốn khi đầu tư tại nhà xưởng rơi vào khoảng 7-8 năm.

►Giải mã “sức nóng” của điện mặt trời