Diễn đàn Kinh tế Mùa thu và dấu ấn của Keynes
TS. Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia |
TS. Vũ Viết Ngoạn ủng hộ mạnh mẽ quan điểm của Keynes ở khíacạnh này. Ông Ngoạn khẳng định, nền kinh tế thị trường không “đi” một mình, mà một bênlà thị trường và bên kia là Nhà nước và sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinhtế là cần thiết. Nhưng chính Nhà nước - đầu tàu của công cuộc tái cơ cấu lại lànơi đang bộc lộ nhiều hạn chế nhất trong tham vọng cải cách lớn của nền kinh tế.
Một mặt ủng hộ sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế,nhưng mặt khác TS. Vũ Viết Ngoạn cũng thẳng thắn chỉ ra những cản trở của chínhNhà nước đối với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Đặc biệt, trong luận điểm của mình, Chủ tịch Ủyban Giám sát tài chính Quốc gia nêu rõ, Nhà nước cần xác định rõ cách thức canthiệp vào nền kinh tế, đó là điều hành trực tiếp đến nền kinh tế chứ không phảiđiều hành thông qua khối doanh nghiệp nhà nước.
Ở điểm này, có vẻ như đã xuất hiện những chuyển biến cùngquá trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Nhưngnỗi lo “bình mới rượu cũ” lại hiện hữu. "Việc thoái vốn đầu tư ngoài ngànhchậm so với mục tiêu kế hoạch, đa số là chuyển giao trong nội bộ khu vực nhà nướcvà doanh nghiệp nhà nước. Đối với chuyển giao nội bộ, khó có thể gọi là thoái vốn",TS. Nguyễn Đình Cung cho biết tại diễnđàn.
Giá trị của kỳ vọng
Sự can thiệp của Nhà nước không phải luận điểm duy nhấttrong học thuyết của Keynes. Có một luận điểm khác của nhà kinh tế học ngườiAnh mà vô tình, nhiều chuyên gia tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu năm nay đều nhấnmạnh, đó là giá trị của sự kỳ vọng.
Keynes từng đưa ra một so sánh thú vị khi cho rằng, cách nhìnnhận của con người rất quan trọng đối với nền kinh tế. Điều đó giống như trong mộtcuộc thi sắc đẹp, giám khảo không bỏ phiếu cho thí sinh đẹp nhất mà bỏ phiếucho thí sinh mà giám khảo tin rằng các đồng nghiệp khác của họ cho là đẹp nhất.Tuy nhiên, để kỳ vọng trở thành hiện thực, nhất định không thể bỏ qua các điềukiện cơ bản của nền kinh tế.
Paul Krugman, Nobel kinh tế 2008, cho rằng, nếu nền tảngcơ bản của nền kinh tế rất yếu, thì sớm muộn gì một cuộc khủng hoảng cũng sẽ xảyra. Nếu nền tảng đủ mạnh thì sẽ không bao giờ xảy ra khủng hoảng và, nếu nền tảngđó ở mức trung bình thì một cuộc khủng hoảng sẽ xảy ra nếu mọi người nghĩ nhưthế.
Và hai chữ “kỳ vọng” cũng xuất hiện ngay trong chủ đề của Diễnđàn Kinh tế Mùa thu năm nay – "Tái cơ cấu nền kinh tế: Kỳ vọng chuyển biếnmạnh mẽ và cơ bản".
Kết thúc bài tham luận sáng27/9, TS. Nguyễn Đình Cung bày tỏ quan điểm nhìn nhận quá trình tái cơ cấu nềnkinh tế: "Hãy cứ kỳ vọng, kỳ vọng nhưng đừng thất vọng". Qua những phátbiểu của gần 20 chuyên gia, có thể thấy Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trungương là người dám “đặt cược” lớn nhất vào công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế.
Nhưng đặt cược càng lớn, thì tuyệt đối càng không được đặt nhầmcửa. Trong khi chỉ ra không ít hạn chế trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tếdiễn ra còn chậm trong thời gian qua, TS. Nguyễn Đình Cung cảnh báo: “Đáng longại hơn là làm không đúng hướng nên dù có nỗ lực, quyết liệt đến bao nhiêu đinữa thì kết quả sẽ không như mong đợi, trái lại có thể làm cho tình hình càngtrở lên xấu đi”.
Tái cơ cấu: Hãy sốt ruột hơn nữa
Diễn đàn Kinh tế Mùa thu đã khép lại trong sự sốt ruột củakhông ít người. Một lần nữa, TS. Nguyễn Đình Cung đứng lên phát biểu và kêu gọicác nhà nghiên cứu, chính sách, những người có thẩm quyền hãy sốt ruột hơn vớisự trì trệ của tái cơ cấu.
TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, cách đây 4 năm, nói tái cơ cấucần có thời gian thì có thể chấp nhận được nhưng giờ đây, không thể cộng dồn việccho năm sau nữa, cho những người kế nhiệm tiếp sau nữa.
Vẫn biết, nhanh hay chậm là chuyện riêng của nền kinh tế ViệtNam, nhưng đó không còn chỉ là chuyện “trong nhà” vì “ngoài ngõ” Cộng đồngKinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (FTA VN-EU), Hiệpđịnh Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang gõ cửa. Một mặt, đây là cải cáchtừ bên trong nền kinh tế. Nhưng mặt khác, chúng ta cần tỉnh táo để nhận ra rằng,nền kinh tế đang cần chính những động lực cải cách từ bên ngoài để thực hiệntái cơ cấu. Vì vậy, nếu lờ đi tính thời điểm đang rất cận kề, chuyến tàu AEChay có thể là FTA VN-EU, TPP,… sẽ không thể tạo nên tính cộng hưởng như mong muốncho quá trình tái cơ cấu.
Một thế giới bất định
Chúng ta đang sống trong “một thế giới bất định”. Ông Võ Trí Thành đã nói như vậy trong bài phát biểu đề dẫn của mình.
Gọi là thế giới bất định, vì chúng ta đã vàđang trải qua quá nhiều cú sốc, từ cơn địa chấn ngành bất động sản và ngân hàngMỹ 7 năm về trước, cho đến sự thật nợ công bị che giấu nhiều năm ở châu Âu khiếncho ngay cả nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ cũng đã mất tới 5 năm mới dần dầnbước lên từ đáy sâu khủng hoảng.
Nhưng gần 100 chuyên gia hàng đầu của Việt Nam đã thảo luậnsuốt 2 ngày qua để cố gắng tìm lời giải cho Việt Nam trong cái thế giới bất địnhđó, mà chính xác hơn là lời giải cho bài toán tái cơ cấu trong một nền kinh tếđang phải che chắn từ rất nhiều hướng.
Mọi thứ đã khác nhiều so với thế giới mà Keynes sống.Và trách nhiệm đặt ra là làm sao để tránh, không phải thở dài thêm nữa về mộtthế giới bất định và không tuân theo những lời giải thích.
Nguồn Theo DVO