Chủ Nhật | 31/08/2014 14:26

Điểm yếu ngân hàng Việt: “Một cuộc kiểm điểm sâu sắc”

Những điểm yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam lần đầu tiên được các tổ chức quốc tế uy tín đánh giá một cách toàn diện và sâu rộng.
Việt Nam xem những đánh giá trực diện đó là cần thiết, để tự kiểm điểm và tìm cách khắc phục.

Chương trình đánh giá khu vực tài chính (FSAP) do Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế(IMF) khởi xướng từ tháng 5/1999. Thế nhưng, tại Việt Nam, mãi đến năm 2012 mới được triểnkhai.

Nhìn lại cả quá trình minh bạch thông tin hoạt động tài chính - ngân hàng tại Việt Nam, triển khaichương trình đó và công khai toàn bộ kết quả là không dễ dàng, nếu xét theo mức độ cởi mở trướcđây.

Bởi lẽ, có nhiều điểm từng được cho là rất nhạy cảm (như vấn đề nợ xấu, sở hữu chéo, phá sản ngânhàng…). Nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã chủ động mời các tổ chức quốc tế uy tín đó vào đểtự "cởi áo". Quan trọng hơn, phía Việt Nam tiếp thu, thực hiện và cả phản biện những đánh giá củahọ như thế nào?

Đúng ra, ban đầu, dự kiến khu vực doanh nghiệp với trọng tâm là doanh nghiệp nhà nước mới là điểmđến đầu tiên để WB và IMF mổ xẻ. Tuy nhiên, do cơ sở dữ liệu chưa sẵn sàng nên khối này được "chờ"đến một thời điểm thích hợp. Thay vào đó là hệ thống các ngân hàng thương mại.

Chủ động, Chính phủ đã lập hẳn một ban chuyên trách, cử Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh trực tiếp chỉđạo, để phối hợp với WB, IMF triển khai chương trình này. Hai đầu mối tập trung phối hợp là Ngânhàng Nhà nước và Bộ Tài chính. Tinh thần chung được xác định: "Đây sẽ là một cuộc kiểm điểm sâu sắcvà toàn diện về những mặt được và chưa được trong hoạt động của khu vực tài chính, bao gồm cả côngtác quản lý nhà nước cho giai đoạn trước tháng 12/2012".

Vậy, được và chưa được đối với hệ thống ngân hàng là những gì?

Như ở bài giới thiệu trước, kết quả đánh giá của chương trình FSAP đã chỉ ra một loạt những điểmyếu, chưa được cũng là một cách nói, của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cùng đó là nhiều khuyến nghịcụ thể. Dù có một số nội dung Ngân hàng Nhà nước cho rằng cần xem xét lại, song có khá nhiều điểmcơ quan quản lý hệ thống ngân hàng đã tiếp thu và "ứng dụng" khá nhanh chóng.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong quá trình cung cấp thông tin dữ liệu và làm việc trựctiếp với đoàn công tác FSAP, phía Việt Nam đã tiếp thu những đánh giá, khuyến nghị hợp lý để lồngghép ngay vào thực hiện quá trình triển khai đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giaiđoạn 2011-2015, đề án xử lý nợ xấu và đề án thành lập VAMC.

"Việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp của Chính phủ và khuyến nghị của chương trìnhFSAP sẽ góp phần lành mạnh hóa một bước quan trọng về tài chính và hoạt động của các tổ chức tíndụng Việt Nam, giảm bớt số lượng tổ chức tín dụng nhỏ, yếu kém", Ngân hàng Nhà nước cho biết.

Trước đó, hệ thống tự đánh giá nội bộ của Ngân hàng Nhà nước cũng có nhiều điểm tương đồng với báocáo của FSAP. Điều này khiến việc lồng ghép và triển khai ngay những đánh giá và khuyến nghị phùhợp của họ là khá chủ động và nhanh.

Đơn cử như, tháng 10/2011, Trung ương Đảng ra chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại.Lập tức, như khuyến nghị của FSAP, Ngân hàng Nhà nước thuê các tổ chức chuyên môn thực hiện kiểmtoán đặc biệt một số ngân hàng nằm trong tầm ngắm tái cơ cấu. Công tác này đã cho nhà quản lý gócnhìn sát thực hơn về những tồn tại trong hệ thống, qua đó để có những giải pháp và liều lượng xử lýthích hợp.

Chính việc kiểm toán đặc biệt cũng khiến các ngân hàng liên quan tâm phục khẩu phục hơn để đối diệnvới những bất cập của mình, để đi đến các cuộc sáp nhập, hợp nhất… ngay sau đó.

Ở công tác này, FSAP cũng có một lưu ý rằng, Ngân hàng Nhà nước cũng cần thuê các tổ chức kiểm toánđối với các ngân hàng thương mại nhà nước, thay vì tránh "đụng sân" danh mục hàng năm của Kiểm toánNhà nước.

Ở một nội dung khác, có thể thấy Ngân hàng Nhà nước khá quyết liệt khi muốn lồng ghép ngay nhữngkhuyến nghị, hoặc vấn đề mà FSAP đưa ra qua việc ban hành Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lậpdự phòng rủi ro, với tiêu chuẩn cao hơn, để đưa thông tin đánh giá hệ thống về gần hơn với thựctrạng.

Thông tư 02 là một bước tiến trong việc khắc phục điểm yếu - hoài nghi của các chuyên gia WB và IMFvề mức độ chân thực của thông tin báo cáo tài chính các ngân hàng thương mại, cũng như cụ thể ởviệc xác định nợ xấu, chất lượng tài sản liên quan…

Dù mong muốn và lồng ghép khá nhanh, nhưng thực tế triển khai có nhiều trở ngại, khiến Thông tư 02không thể áp dụng ngay mà phải giãn ra từng bước.

Như vậy, phía Việt Nam đã chủ động triển khai, tiếp thu, "kiểm điểm sâu sắc" và từng bước xử lýnhững vấn đề của hệ thống ngân hàng qua đợt "khám sức khỏe" của các tổ chức quốc tế uy tín. Tuynhiên, có một số điểm mà Ngân hàng Nhà nước cho là cần phải "nói lại".

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, có một số nội dung đánh giá, nhận định của FSAP có sự khácbiệt về quan điểm và cơ sở đánh giá giữa hai bên.

Chẳng hạn như, tỷ lệ nợ xấu, sở hữu chéo, can thiệp của chính quyền trung ương và địa phương tronghoạt động cho vay của ngân hàng, công tác thanh tra giám sát ngân hàng… chưa thực sự phản ánh chínhxác hoạt động của thị trường tài chính Việt Nam.

Lý do, một phần các nỗ lực cải cách của Chính phủ chưa được ghi nhận một cách thỏa đáng vì thờiđiểm đánh giá diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp rất nhiều khó khăn, các biện phápcải cách lại mới bắt đầu triển khai, hoặc hiệu quả của các cơ chế và biện pháp đang áp dụng tạiViệt Nam cần thời gian để chứng minh tính hiệu quả khi có sự khác biệt với thực tiễn quốc tế.

Một ví dụ nổi bật cho tình huống trên là chủ trương thoái vốn đầu tư ngoài ngành đối với khối doanhnghiệp nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Chủ trương này phải đến năm 2015mới định hình kết quả cuối cùng, trong khi vấn đề liên quan mà chương trình FSAP đề cập có giới hạncập nhật về mặt thời gian…

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế để đánh giá trong bốicảnh thị trường tài chính Việt Nam mới phát triển ở giai đoạn đầu cũng có thể dẫn tới một số nhậnđịnh có sự khác biệt về quan điểm.

Dù vậy, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh ở ý nghĩa, chương trình FSAP đã giúp Chính phủ và các cơ quanquản lý nhận diện rõ hơn các điểm mạnh, điểm yếu, khả năng dễ bị tổn thương của hệ thống tài chínhViệt Nam, cũng như có những khuyến nghị chính sách để xem xét triển khai, hỗ trợ cho quá trình cảicách và từng bước nâng cao sức mạnh và hướng tới sự phát triển bền vững của hệ thống.

Nguồn VnEconomy


Sự kiện