ĐHĐCĐ Masan Consumer: Trình kế hoạch lãi ròng 3750 - 4250 tỷ đồng
Sáng 23/04, ĐHĐCĐ thường niên 2014 của CTCP Hàng tiêu dùng Masan - Masan Consumer (MSF) sẽ bàn về kế hoạch doanh thu 16.000 - 17.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3750 - 4250 tỷ đồng.
Được biết, tại ngày 31/12/2013, Masan Consumer có 527.335.910 cp, trong đó CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) nắm 21.39%, còn Công ty TNHH MTV Masan Consumer Holding nắm 56,04%, MC Holdings II (Cayman) Limited nắm 9,31%, KKR Masan Aggregator L.P. nắm 8,66%.
12h20: Đại hội thông qua tất cả tờ trình.
11h40: Thảo luận
MSF có kế hoạch M&A nào không và dự kiến mang lại lợi ích như thế nào cho công ty?
Ông Quang trả lời, cách đây 2 năm vị tổng giám đốc Masan Group lúc đó đã nói rằng theo kinh nghiệm của ông ấy thì tất cả các thương vụ M&A mà mọi người đều biết thì không xảy ra, hay nói cách khác là M&A nào biết trước thì hoặc sẽ không xảy ra hoặc nếu xảy ra thì sẽ không mang lại giá trị.
MSF có niêm yết? Việc trả cổ tức cao có xảy ra mãi hay không?
MSF niêm yết hay trả cổ tức như thế nào thì cổ đông sẽ là người quyết định và biết thông tin này đầu tiên.
MSF tiến hành tái cấu trúc với bộ máy đội ngũ khá mới liệu có đảm bảo lợi thế cạnh tranh?
Seokhee Won MSF không hẳn là tái cấu trúc mà là đầu tư đội ngũ và cơ sở hạ tầng để có nền tảng và hoạt động tốt hơn trong tương lai. Ngoài ra để làm những công việc này thì MSF cũng đã nhờ những chuyên gia hàng đầu giúp đỡ.
Người tiêu dùng phản hồi như thế nào về sản phẩm B’fast? Nhận định của MSF về thị trường sản phẩm tiện dụng của Việt Nam? MSF có dự kiến tung ra sản phẩm mới?
Đây là sân chơi và MSF sẽ dấn thân vào thị trường này. MSF cần có thời gian và có rất nhiều cho tiềm năng phía trước.
MSF đặt mục tiêu 5 tỷ USD vào năm 2020 và không bỏ qua cơ hội kinh doanh khác trong khu vực ASEAN.
MSF sẽ vẫn là một công ty thực phẩm và đồ uống, đây là năng lực cốt lõi. Theo nhiều báo cáo thì thị trường này đến năm 2020 sẽ đạt mức 20 tỷ USD, tham vọng của MSF là chiếm được 50% thị phần.
Về sản phẩm mới tung ra sẽ xoay quanh thực phẩm và đồ uống. Tuy nhiên thời điểm và sản phẩm nào thì ban giám đốc không thể chia sẻ.
Tình hình kinh doanh quý I/2014?
Giám đốc Tài chính MSF cho biết, doanh số quý I đạt 2.300 tỷ, tăng 42% so cùng kỳ; lợi nhuận 520 tỷ đồng, tăng 105% so cùng kỳ năm ngoái.
Vai trò của trẻ em trong ngành hàng tiêu dùng của MSF?
Ông Quang cho biết, ngành hàng dành cho trẻ em luôn luôn là vị trí trọng yếu bởi sứ mệnh của MSF là chia sẻ.
HĐQT và BKS qua nhiệm kỳ mới
11h20: Đại hội tiến hành bỏ phiếu để thông qua các tờ trình và bầu thành viên HĐQT và BKS nhiệm kỳ mới (2014-2019).
Danh sách ứng viên HĐQT gồm:
1. Ông Hồ Hùng Anh
2. Ông Ming Lu
3. Ông Nguyễn Đăng Quang
4. Bà Nguyễn Hoàng Yến
5. Ông Nguyễn Thiều Quang
6. Ông Seokhee Won
7. Ông Stephen W.Golsby
Ban kiểm soát gồm:
1. Bà Đoàn Thị Mỹ Duyên
2. Bà Đỗ Thị Hoàng Yến
3. Ông Nguyễn Quỳnh Lâm
"Trả lại tên cho em"
10h15: Ông Quang chia sẻ, lúc đăng ký kinh doanh thì Sở Kế hoạch Đầu tư nói rằng Masan không có nghĩa, nên phải viết rời ra Ma San để đều có nghĩa. Tuy nhiên hiện luật đã cho phép, vì thế “chúng ta được trả lại tên cho em”.
Đại hội lần này sẽ thông qua việc sửa đổi Điều lệ đổi tên thành CTCP Hàng tiêu dùng Masan.
Tương cà, mì ăn liền làm nên việc lớn
9h28: Ông Seokhee Won - Tổng Giám đốc MSF thông tin về tiềm năng tiêu dùng của Việt Nam với nhiều triển vọng tăng trưởng. MSF ngày càng sở hữu được thị phần thực phẩm và đồ uống lớn hơn, tốc độ tăng trưởng doanh thu kép trung bình hàng năm (2008-2013) là 44%.
Theo đó, MSF có tham vọng đạt mốc 5 tỷ USD vào năm 2020. Công ty sẽ thúc đẩy chiến dịch “Masan Consumer Transformation” để phù hợp với tầm nhìn 2011-2020.
9h15: Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT chia sẻ, Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) đã tham gia thị trường hàng tiêu dùng 12 năm, theo phong thủy đã đi tròn 1 con giáp.
12 năm trước Masan Consumer mang lại lợi nhuận cho cổ đông xấp xỉ 30 tỷ đồng và năm qua là hơn 3,000 tỷ đồng. Nghĩa là tỷ lệ sinh lời tăng lên hơn 100 lần. Trong khi đó nhiều người cho rằng tương cà, mì ăn liền chưa chắc đã làm được việc lớn…
09:00: Tham dự đại hội có tổng số 517 triệu cp của cổ đông, đại diện cho 98% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Dùng 5,800 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền năm 2013 và tạm ứng 2014 tỷ lệ 110%
Năm 2013 được xem là năm tập trung đầu tư của MSF và tái sắp xếp các ngành hàng chính gồm gia vị, thực phẩm và đồ uống tiện lợi. Theo đó, thị trường các sản phẩm tiêu dùng của MSN tăng lên gấp 4 lần, từ 1.1 tỷ USD lên 4.5 tỷ USD. Nhiều sản phẩm mới được tung ra như mì ăn liền Sagami, cháo B'fast, Komi và cà phên Phinn.
Năm qua công ty cũng đã mua lại Nước khoáng Vĩnh Hảo (VinhHao) và tích hợp nền tảng hoạt động vào MSF. Sau khi tích hợp với Vinacafe Biên Hòa (VCF), MSF đã tăng gần gấp 3 lần công suất chế biến cà phê hoàn tan của VCF sau khi vận hành thử nghiệm thành công nhà máy mới tại Long Thành, nhờ đó giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu.
Theo đó, năm 2013, MSF thực hiện được 11,942 tỷ đồng doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế 3,095 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối năm 2013, công ty có số dư tiền mặt và các khoản tương đương là 18,573 tỷ đồng, các khoản vay ngắn và dài hạn 6,073 tỷ đồng nên số dư tiền mặt và tương đương tiền thuần là 12,501 tỷ đồng.
Công ty dự kiến dùng 5,800 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền năm 2013 và tạm ứng 2014 tỷ lệ 110%. Thời gian trả cổ tức trong quý 2/2014.
2014 kế hoạch doanh thu tối đa 17,000 tỷ đồng
Với kết quả đó, năm 2014, ban lãnh đạo MSF tin rằng sẽ là một năm kỷ lục nữa với kế hoạch doanh thu 16,000 - 17,000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 3,750 - 4,250 tỷ đồng. Trong đó ngành hàng thực phẩm và đồ uống tiện lợi sẽ tăng trưởng mạnh.
Công ty cũng đặt chiến lược nắm giữ 70% thị phần tại các ngành hàng gia vị, chiếm 35-40% thị phần thực phẩm tiện dụng.
Bên cạnh đó, Masan Consumer dự kiến phát hành 39.9 triệu cp theo chương trình ESOP nhằm tăng vốn điều lệ lên 5,313 tỷ đồng, bổ sung vốn lưu động.
Theo đó, tiêu chí để được nhận cổ phiếu ưu đãi giá 10,000 đồng/cp là cán bộ quản lý, người lao động mà HĐQT nhận thấy có khả năng đóng góp, tạo giá trị vượt trội và lâu dài cho công ty. Trước đó, năm 2013 MSF cũng đã phát hành gần 2 triệu cp ESOP với giá 10,000 đồng.
Cũng tại ĐH sẽ bầu HĐQT và BKS nhiệm kỳ mới (2014-2019), danh sách ứng viên HĐQT gồm:
- Ông Hồ Hùng Anh
- Ông Ming Lu
- Ông Nguyễn Đăng Quang
- Bà Nguyễn Hoàng Yến
- Ông Nguyễn Thiều Quang
- Ông Seokhee Won
- Ông Stephen W.Golsby
Ban kiểm soát gồm
- Bà Đoàn Thị Mỹ Duyên
- Bà Đỗ Thị Hoàng Yến
- Ông Nguyễn Quỳnh Lâm
Nguồn Công Lý