Đề xuất tạm trữ 300.000 tấn cà phê
Thứ hai, Vicofa sẽ kiến nghị Chính phủ xây dựng quỹ cho vay tạm trữ cà phê đầu niên vụ mới để điều tiết lượng bán ra hợp lý. Ngoài ra, Vicofa khuyến khích một số doanh nghiệp có tiềm lực tài chính tự đứng ra thu mua tạm trữ (giống như vụ 2011 – 2012 các doanh nghiệp đã làm rất hiệu quả); đồng thời khuyến cáo nông dân không bán ồ ạt, cùng tham gia điều tiết lượng bán theo nhu cầu thị trường, tạo sức cạnh tranh về giá có lợi cho người bán cà phê.
Vicofa cũng cho rằng, sản lượng cà phê của VN niên vụ 2012 – 2013 sẽ giảm mạnh từ 15 – 20%. Lý giải về sự sụt giảm này, ông Tự nói: “Trong lúc Việt Nam thu hoạch cà phê niên vụ 2011 – 2012 thì cây lại ra hoa và lớp hoa đầu tiên này đã bị hỏng hết, làm cây cà phê yếu đi. Các đợt ra hoa sau không nhiều và tập trung như mọi năm. Ngoài ra, hạn hán ở một số vùng cũng làm hạt cà phê nhỏ hơn, tỷ lệ cây già cỗi tăng lên (hơn 30%) làm năng suất đạt thấp. Đặc biệt, giá phân bón, vật tư, nhân công tăng mạnh khiến nông dân hạn chế đầu tư càng làm sản lượng cà phê sụt giảm”.
Theo tính toán của Vicofa, sản lượng cà phê thế giới chỉ đạt khoảng 131 triệu bao (giảm so với 134 triệu bao niên vụ trước), trong khi nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới dự báo tăng 138 triệu bao. Vụ mùa Brazil đang gặp phải mưa lớn trong thời kỳ thu hoạch đã ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng.
Trước những diễn biến bất lợi của hai quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới là Brazil và Viêt Nam, xu hướng giá cà phê toàn cầu niên vụ 2012 – 2013 được dự báo sẽ tiếp tục ổn định và đứng ở mức cao.
Nguồn Nông nghiệp Việt Nam