Thứ Tư | 29/08/2012 08:29
Đề xuất định kỳ tạm trữ lúa gạo
Theo đề xuất, tạm trữ lúa, gạo đối với hộ nông dân được thực hiện định kỳ ở vụ đông xuân (tháng 2, 3), và vụ hè thu (tháng 7, 8, 9).
Ngày 28/8, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NNPTNN) đã có dự thảo tờ trình Chính phủ về việc xây dựng quy chế và phương thức thu mua tạm trữ lúa, gạo đảm bảo hỗ trợ trực tiếp cho nông dân trồng lúa.
Dự thảo đề xuất việc tạm trữ lúa, gạo đối với hộ nông dân được thực hiện định kỳ ở vụ đông xuân (tháng 2, 3), và vụ hè thu (tháng 7, 8, 9). Đối với doanh nghiệp kinh doanh lương thực, việc mua tạm trữ thực hiện khi giá lúa, gạo trên thị trường giảm dưới giá định hướng của Bộ Tài chính. Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất tạm trữ tối đa 1 triệu tấn quy gạo vụ đông xuân và 1,5 triệu tấn quy gạo trong vụ hè thu.
Theo giải trình của Bộ NNPTNT, phương án tạm trữ định kỳ giúp nông dân chủ động hơn trong hoạt động tạm trữ, an tâm sản xuất, không bị thúc ép vì thiếu vốn phải bán lúa tươi tại ruộng. Đồng thời, phương thức này cũng thúc đẩy nông dân đầu tư khâu sấy lúa, kho tạm trữ, hình thành và phát triển các mối liên kết như các tổ hợp tác, cánh đồng mẫu lớn…
Đối tượng được hỗ trợ gồm hộ nông dân trồng lúa tại ĐBSCL, các doanh nghiệp kinh doanh lương thực tại ĐBSCL có hợp đồng mua lúa, gạo trực tiếp với nông dân.
Dự thảo đề xuất việc tạm trữ lúa, gạo đối với hộ nông dân được thực hiện định kỳ ở vụ đông xuân (tháng 2, 3), và vụ hè thu (tháng 7, 8, 9). Đối với doanh nghiệp kinh doanh lương thực, việc mua tạm trữ thực hiện khi giá lúa, gạo trên thị trường giảm dưới giá định hướng của Bộ Tài chính. Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất tạm trữ tối đa 1 triệu tấn quy gạo vụ đông xuân và 1,5 triệu tấn quy gạo trong vụ hè thu.
Theo giải trình của Bộ NNPTNT, phương án tạm trữ định kỳ giúp nông dân chủ động hơn trong hoạt động tạm trữ, an tâm sản xuất, không bị thúc ép vì thiếu vốn phải bán lúa tươi tại ruộng. Đồng thời, phương thức này cũng thúc đẩy nông dân đầu tư khâu sấy lúa, kho tạm trữ, hình thành và phát triển các mối liên kết như các tổ hợp tác, cánh đồng mẫu lớn…
Đối tượng được hỗ trợ gồm hộ nông dân trồng lúa tại ĐBSCL, các doanh nghiệp kinh doanh lương thực tại ĐBSCL có hợp đồng mua lúa, gạo trực tiếp với nông dân.
Nguồn Dân Việt